
Sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề.
Khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp. Thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật Bản.
Theo quy định của Hội nghị Pốtxđam, Nhật Bản sau chiến tranh tuy bị lực lượng Đồng minh, thực tế là Mỹ chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952, nhưng Chính Phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.
Về chính trị, Bộ Chỉ Huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành một số biện pháp để loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
Quân đội và toàn bộ ngành công nghiệp quân sự Nhật Bản bị giải thế. Tòa án quân sự Viễn Đông được lập ra để xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản (kết án 7 tên tử hình, 16 tên tù chung thân). Các đàng phái quân phiệt bị giải tán, khoảng 290000 người liên quan đến chế độ quân phiệt trước đây bị loại khỏi bộ máy nhà nước.
Hiến pháp cũ (1889) của Nhật Bản bị bãi bỏ, thay vào đó là Hiến Pháp mới có hiệu lực từ ngày 3 – 3 – 1947. Về thể chế, Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực tế là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: Chủ quyền của toàn dân, vai trò tượng trưng của Thiên hoàng và hòa bình, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.
Ngôi vị thiên hoàng vẫn được duy trì nhưng không cò quyền lực đối với nhà nước. Nghị viện gồm hai viên (Thượng viện và Hạ viện) do nhân dân bầu ra là cơ quan quyền lực tối cao giữ quyền lập pháp; chính phủ do Thủ tướng đứng đầu giữ quyền hành pháp. Hiến pháp xác định các quyền và nghĩa vu cơ bản của người dân.
Nhật Bản cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài, chỉ có lực lượng phòng vệ dân sự để đảm bảo an ninh trật tự trong nước.
Về kinh tế, trong thời kì bị chiếm đóng (1945 – 19520, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn: một là, thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các “Daibatxu” (các tập đoàn, công ty độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng tộc); hai là, cải cách ruộng đất (quy định địa chủ chỉ có được không quá 3 ha ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân); ba là, dân chủ hóa lao động (thông qua và thực hiện các đạo luật về lao động). Dựa vào nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mỹ, đến khoảng những năm 1950 – 1951, Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhật Bản kí kết hiệp ước hòa bình San Francisco (8 – 9 – 1951) và kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh (năm 1952). Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận dứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ, để cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứu quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Theo hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947 ban hành Luật Giáo Dục. Nội dung giáo dục thay đổi căn bản: phủ nhận vai trò thiêng liêng của Thiên Hoàng, khuyến khích phát triển văn hóa và truyền bá tư tưởng hòa bình, quy định hệ thống giáo dục 6 – 3 – 3 – 4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông, 4 năm đại học). Chế độ bắt buộc giáo dục là 9 năm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét