1. Khi nào xài "critical thinking"
Bất cứ khi nào có cãi lộn. Vì sao? Trong một cuộc cãi lộn, thường nồng độ adrenaline trong máu sẽ tăng cao, tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, nóng giận sẽ tăng cao, và con người thường mất lý trí. Khả năng phân tích vấn đề sẽ không còn chuẩn, và thường rơi vào thiên kiến, định kiến, nói tóm lại là mất khả năng đánh giá một cách chính xác một vấn đề.
Critical thinking rất hữu dụng vào những lúc cực kỳ quan trọng mà mình không nắm rõ thông tin mà quyết định của mình có thể ảnh hưởng toàn bộ đến con đường sau này mình sẽ chọn. Nói tóm con bà lại là những lúc cần quyết định cái nào đúng, cái nào sai.
2. Ý nghĩa của "critical thinking"
Như đã chỉ ra ở trên, "critical thinking" giúp mỗi cá nhân tự quyết định cho mình cái gì là đúng, cái gì là sai nên sẽ rất hữu ích trong cuộc sống của mỗi người. Bên cạnh đó, một quyết định dựa trên critical thiking sẽ có một sức thuyết phục lớn hơn hẳn so với dựa trên cảm tính kiểu như tao tin vì tao tin là nó như vậy.
3. Liệu "critical thiking" sẽ dẫn đến chân lý?
"Critical thinking" chỉ giúp con người đạt đến gần chân lý, vì chân lý như định nghĩa của nó, phải được nhìn từ nhiều chiều khác nhau. Vấn đè rất lớn của con người, vẫn mang rất tính con người là thiên kiến. Thế nên chừng nào con người còn quyết định, thì vẫn còn thiên kiến, tức không thể dẫn đến chân lý. Tuy vậy không có nghĩa "critical thinking" là vô dụng, vì ít nhất con người phải động não về một vấn đề tranh luận. Và ít nhất là tranh luận trở nên "lý trí" hơn, tầm cao hơn so với phán một cách liệt não.
Nói tóm lại critical thinking không dẫn đến chân lý, chỉ giúp soi sáng vấn đề một cách lý trí. Sâu hơn về cách thực hành critical thinking, xin sẽ trình bày với mọi người ở phần sau.
4. Các kỹ năng cần thiết để thực hành "critical thinking":
Quan sát, nắm vấn đề, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích, là những kỹ năng cần để thực hành "critical thinking". Đứng trước một vấn đề cần đánh giá, bạn nên tập trung vào các yếu tố sau:
Các bằng chứng liên quan tới vấn đề thông qua QUAN SÁT (đừng nghe X nói, hãy nhìn X làm)
Ngữ cảnh, bối cảnh, phạm vi của vấn đề
Các khái niệm, mô hình để hiểu câu hỏi và vấn đề
Các tiêu chuẩn để đánh giá vấn đề (nói về chuyện VN thì đừng lôi tiêu chuẩn Mỹ để đánh giá)
Các phương pháp để đánh giá vấn đề
Ngoài ra “critical thinking” không chỉ liên quan đến việc lập luận logic mà còn đến các khả năng trí óc khác như sự rõ ràng, chính xác, không thiên vị, v.v…
5. Các bước tiến hành critical thinking:
Có nhiều cách tiến hành “critical thinking”, mà dưới đây là một ví dụ có thể tham khảo theo trình tự từng bước a, b, c, d, e:
a. Nhận dạng vấn-đề đang nói đến.
b. Nhận dạng các lý-lẽ, quan-điểm khác nhau về vấn-đề đang nói đến.
Đâu là những quan-điểm chính về vấn-đề đang nói đến và chúng khác nhau chỗ nào?
Các lý-thuyết có thể áp dụng được trong vấn-đề này và cách sử dụng.
c. Tìm hiểu về lập-luận, chứng-cứ của các lý-lẽ, quan-điểm khác nhau đó.
Bằng chứng nào được sử dụng để hỗ trợ cho các lập-luận? Nó liên quan đến lập-luận như thế nào?
d. Đánh giá các lý-lẽ, quan-điểm ở trên.
Lập-luận có logic không, có đầy đủ chứng-cứ hỗ trợ không? Chứng-cứ có thực sự liên quan và đáng tin cậy không?
Liệu có trong lập-luận có điểm không chắc, giả định hay tổng quát hóa không đúng không?
e. Rút ra kết luận và lập trường của riêng mình.
Lập trường của bạn đối với vấn đề là gì? Lý-lẽ của bạn là gì? Bạn có đủ các bằng chứng hỗ trợ đáng tin cậy và có liên quan không?
Điểm mạnh và điểm yếu trong lập luận của bạn?
Bạn có điểm nào không chắc hoặc giả định nào không?
6. Tính thiên vị - kẻ thù của “Critical thinking”
Tính thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức của con người mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Thay vì hỏi: "Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế nào?" hãy hỏi rằng: "Điều này có nghĩa là gì?"
Trong những bước đầu tiên của việc thu thập và đánh giá thông tin, đừng đưa ngay ra một kết luận (đặc biệt khi đang đọc tiểu thuyết hoặc xem phim) bởi việc làm này sẽ đưa ra định hướng mang tính cảm nhận (perceptive orientation) thay vì định hướng mang tính phán xét (judgmental orientation), ngăn chặn việc phát triển cảm nhận thành sự phán xét.
Ai cũng nên nhận thức rõ về khả năng mắc phải sai lầm của bản thân bằng cách:
- Chấp nhận rằng tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức, và vì thế rất dễ tấn công những phán xét chống lại mình.
- Từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình. Nói cách khác là làm đúng quy trình tư duy phản biện
- Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở
Cuối cùng, sử dụng những câu hỏi sau có thể giúp tăng thời gian trao đổi thông tin và lượng thông tin:
- Khi dùng từ _____, ý bạn là?
- Tại sao bạn lại đưa ra được kết luận đó?
- Tại sao bạn cho rằng mình đúng?
- Bạn lấy thông tin này ở đâu?
- Giả định gì khiến bạn đưa ra kết luận đó?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai?
- Tại sao điều này lại quan trọng thế?
- Điều gì nữa có thể giải thích cho hiện tượng này?
7. Những điều đáng chú ý
Có một số những phát biểu được cấu hình dưới dạng một tiên đề nhưng thực ra lại là một nhận định cá nhân sai lầm (nguỵ biện).
Tư duy phản biện không chắc đã dẫn đến một kết luận chính xác. Thứ nhất là vì không ai có thế có toàn bộ thông tin chính xác. Thật vậy, những tin tức quan trọng thưòng được bảo mật rất cẩn thận và có rất nhiều thông tin còn chưa được khám phá hết. Bên cạnh đó, thành kiến có thể ngăn chặn sự thành công của việc tập trung, phân tích, đánh giá và truyền đạt thông tin. Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.
8. Những điều dễ nhầm lẫn
Tư duy phản biện là lập luận trên một nhận định là kết quả của tư duy lôgíc, không phải một phát biểu sai tiên đề.
*Ví dụ: A: "1+1 = 3", B: "Không, 1+1 = 2 chứ."
→ Câu nói của B không mang tính phản biện
Tư duy phản biện không phải là việc đưa ra một nhận định cảm quan mà là việc đưa ra một nhận định kèm theo lí lẽ và dẫn chứng.
*Ví dụ: A: "C là một học sinh dốt", B: "Không, C là một học sinh giỏi"
→ Câu nói của B không mang tính phản biện
9. Một số điều cần nhớ để trở thành một Critical Thinker.
Open-mind (đừng cứng nhắc đối với các ý tưởng mới).
Nên nhớ là mọi người có sự khác nhau về cách hiểu từ ngữ.
Phân biệt rõ các suy nghĩ tình cảm và lý trí.
Biết tự đặt câu hỏi với các vấn đề còn chưa rõ ràng đối với mình.
Tránh các lỗi thông dụng khi lập luận
Đừng tranh cãi về vấn đề mà bạn không biết gì về nó.
Biết khi nào cần tìm thêm thông tin
Biết sự khác nhau giữa các kết luận có thể đúng và chắc chắn đúng.
https://danluan.org/tin-tuc/20120714/critical-thinking
http://www.mediafire.com/view/evrzutro3vu13do/CRITICAL+THINKING.pdf
Trả lờiXóa