Trong nền giáo dục âm nhạc cho trẻ em ở nhiều nước hiện nay, nhất là ở các nước phát triển, bốn phương pháp: Dalcroze, Kodály, Carl Orff, và Suzuki là các phương pháp giảng dạy và thực hành được biết đến nhiều nhất.
Các phương pháp này đã được trải qua một thời gian dài thử nghiệm, đạt được nhiều thành quả, giành được sự tham dự của đông đảo nhạc sinh và sự đồng tình của các bậc phụ huynh. Trong những chừng mực khác nhau và qua những cách nhìn tổng hợp và chắt lọc, các phương pháp này cũng đã được tiếp nhận và vận dụng trong chương trình giảng dạy và đào tạo ở các trường nhạc chuyên nghiệp. Xin giới thiệu với bạn đọc Giai Điệu Xanh một số thông tin và một số khái niệm chủ yếu của bốn phương pháp này.
Phần 1: 4 phương pháp giảng dạy âm nhạc: Dalcroze – Kodály – Carl Orff – Suzuki
Trải qua nhiều thập niên của thế kỉ 19 và thế kỉ 20, bốn nhạc sĩ Émile Jaques-Dalcroze , Zoltan Kodály, Carl Orff, Shinichi Suzuki và các cộng sự viên đã triển khai và hệ thống hóa một số ý tưởng và phương thức thực hành âm nhạc, tạo ra những bước đi cơ bản trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ em.
Dù mỗi phương pháp khi được khảo sát chuyên sâu sẽ có những tính chất, đặc thù riêng, nhưng nói chung, bốn phương pháp này xuất phát từ một số ý tưởng như:
1) kế thừa tư tưởng Hi Lạp cổ đại, coi việc giáo dục âm nhạc là có tầm quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nhân cách con người:
2) âm nhạc, giống như ngôn ngữ, là một thuộc tính biểu đạt cơ bản của con người
3) nhấn mạnh yếu tố hồn nhiên-vui chơi và phổ cập rộng rãi;
4) chú trọng yếu tố nhịp tiết, vận hành trong cơ thể con người cũng như trong vạn vật.
Sau đây là vài nét về các nhà sáng lập ra các phương pháp này.
Carl Orff
(1882 – 1967): Sinh tại Hung, lớn lên ở nông thôn, từ thuở bé, ông đã được nuôi dưỡng trong dòng nhạc dân gian Hung, học và biết chơi dương cầm, các loại đàn dây, cũng như sáng tác nhạc. Năm 1900, ông theo học Koessler tại Nhạc viện Budapest.
Năm 1905, ông bắt đầu hợp tác với B.Bartok, thu thập và chuyển biên các bài dân ca, cũng như sát cánh cùng Bartok trong họat động sáng tác. Trong một chuyến viếng thăm Paris, Kodaly đã mang về những nhạc bản của Debussy, và điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên hai ông.
Năm 1910, những tứ tấu đầu tiên được trình tấu chung ở các buổi hòa nhạc, đánh một dấu mốc quan trọng trong nền âm nhạc Hung thế kỉ 20. Cùng với Béla Bartok và Georgy Ligeti, Zoltan Kodály hợp thành bộ ba nhạc sĩ lẫy lừng nhất của Hung thế kỉ 20. Kodaly là một nhà tư tưởng giáo dục âm nhạc xuất chúng, coi âm nhạc là một lĩnh vực mở ra cho tất cả mọi người và thiết yếu cho sự phát triển của một nhân cách lành mạnh.
Ông là nguồn cảm hứng cho một cuộc cách mạng về giáo dục âm nhạc tại Hung, và sau đó được nhiều nơi khác áp dụng. Kodály tin rằng âm nhạc có khả năng phát triển toàn bộ tính cách của một người, trí tuệ cũng như tình cảm. Ông nói rằng, “âm nhạc là thức nuôi dưỡng tâm linh cho tất cả mọi người” và muốn tìm cách để nhiều người có thể tiếp cận được với âm nhạc hay.
Carl Orff (1895 – 1982): Nhạc sĩ Đức lỗi lạc và một nhà tư tưởng lớn về giáo dục âm nhạc. Sinh ra ở Munich, Đức, ở tuổi lên 5, Orff bắt đầu học piano, cello, organ, xuất bản tác phẩm đầu tiên và bắt đầu học lí thuyết âm nhạc. Từ 1915 đến 1919, ông đảm nhận cuơng vị giám đốc âm nhạc cho Münchner Kammerspiele, và hai nhà hát Mannheim Nationaltheater - Damstadt Landestheater.
Năm 1921, ông học sáng tác với Heinrich Kaminski và bắt đầu vùi đầu vào học Bach, Buxtehude, Pachelbel, và đặc biệt là Monteverde.
Trong cương vị một nhà soạn nhạc, ông mong muốn đơn giản hóa âm nhạc, quay về với những thành tố nguyên sơ. Ông tìm cách thích nghi sự thụ cảm hiện đại với những cấu thức độc xướng cổ, trong lúc vận dụng phương pháp đối điểm nghịch tai và những tiết tấu nghiêm chặt dứt khoát. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Carmina Burana (1937), là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển được nhiều người cho là gây ấn tượng mạnh nhất và phổ cập nhất của thế kỉ 20.
Ở các thập niên 1920 và 1930, ông cùng với Mary Wigman (học trò của Dalcroze) và các đồng nghiệp khác thử nghiệm và hình thành một phương pháp tiếp cận âm nhạc đặc thù, được biết đến dưới cái tên Orff-Schulwerk hoặc “Âm nhạc cho Trẻ em”. Phương pháp Carl Orff nhanh chóng được phổ biến và sử dụng rộng rãi trên thế giới (ngay cả trong các liệu pháp y khoa).
Shinichi Suzuki
Năm 1945, Suzuki bắt đầu một chương trình hoạt động mà ông gọi là Talent Education/Giáo dục Tài năng, nhằm giáo dục cho trẻ em có một tâm hồn cao quí hứng khởi từ một nền âm nhạc lớn và sự học tập chuyên cần.
Ông tin rằng những đứa trẻ lớn lên và được nuôi dưỡng bởi tình yêu âm nhạc thì sẽ gặt hái được những niềm phúc lạc và sẽ không nghĩ đến chiến tranh. Hiện nay trên thế giới có nhiều hiệp hội Suzuki hoạt động theo tiêu chí của phương pháp giáo dục âm nhạc Suzuki. Cơ sở trung ương của phong trào Talent Education Research Institute/Viện Nghiên cứu Giáo dục Tài năng (TERI) được đặt tại Matsumoto, Nhật.
(1898-1998): Sinh ra tại Nagoya trong một gia đình sở hữu một cơ sở sản xuất đàn Koto rồi trở thành một cơ sở sản xuất đàn dây đầu tiên ở Nhật, hồi trẻ, sau khi có dịp được nghe bản Ave Maria qua đàn violin, lập tức Suzuki với lấy chiếc đàn violin trong xưởng của bố ông và bắt đầu tự học.
Ở thập niên 20 của thế kỉ 20, ông quyết định sang Đức tìm thày học đàn violin, ông theo học Karl Klinger, có dịp gặp gỡ và trở thành một người bạn của Albert Einstein, người đã khuyến khích ông học nhạc cổ điển. Trải nghiệm sự khó khăn của mình trong khi học tiếng Đức, và là một bác sĩ, ông quan sát thấy trẻ em tiếp nhận và học ngôn ngữ mẹ đẻ rất nhanh, ngay cả những phương ngữ mà người lớn cho rằng “rất khó”.
Ông lí luận rằng nếu một người có kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ, thì người ấy có cái khả năng cần thiết để chơi thành thạo một nhạc cụ. Nếu những nỗ lực của một đứa trẻ trong việc nói và mở rộng từ vựng được khen ngợi và khuyến khích, thì quá trình học hỏi sẽ thuận tiện hơn.
Hằng ngày khuyến khích trẻ em nghe nhạc và lặp lại, ông xây dựng một phương pháp giáo dục âm nhạc dựa trên cái quá trình tự nhiên khi thu nhận ngôn ngữ, còn được gọi là lý thuyết “Mother Tongue” (tiếng mẹ đẻ). (1865 –1950): Sinh tại Áo, bố mẹ là người Thụy Sĩ, Dalcroze được người mẹ nhạc sĩ cho tiếp xúc với âm nhạc rất sớm.
Ông là một tài năng xuất chúng, lên 7 tuổi đã sọan tác phẩm đầu tiên trong số khoảng 600 tác phẩm của mình. Được đào tạo tại nhạc viện Genève, sau khi ra trường, ông sang Paris và học sáng tác với Gabriel Fauré. Năm 1885, ông trở lại Genève và theo học nhà lí thuyết âm nhạc Thụy Sĩ lừng danh Mathis Lussy, người đã có ảnh hưởng trên phương pháp của ông sau này.
Ở tuổi 27, Dalcroze đã là một nhà soạn nhạc đầy tài năng và được bổ nhiệm giảng dạy tại nhạc viện Genève. Tại đây, ông thấy các nhạc sinh không thể nghe ra những gì in trên giấy và thường thì họ trình tấu một cách máy móc, và cũng không chuyển tải được nhạc tính.
Mặt khác, các học viên nhạc sĩ không thực hiện được một cuộc phối hợp giữa mắt, tai, tâm trí, cơ thể, và không có một phương pháp luyện tập có hiệu quả. Cùng với các cộng sự viên ông đã hình thành một số ý tưởng và bài bản giáo dục âm nhạc mà sau này trở thành phương pháp Dalcroze.
http://www.giaidieuxanh.vn/news/4460/Tri%E1%BA%BFt%20l%C3%AD%20gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20v%C3%A0%204%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20gi%E1%BA%A3ng%20d%E1%BA%A1y%20%C3%A2m%20nh%E1%BA%A1c.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét