Người có năng lực tư duy thị giác – không gian có khả năng cảm nhận, hình dung ra thế giới hình ảnh, không gian dưới nhiều góc độ khác nhau một cách sống động cho dù hình ảnh đó có trong thế giới thực hay ảo. Họ có thể định hình và định dạng những hình ảnh tưởng tượng này thông qua những phương pháp cụ thể như vẽ, điêu khắc, xây dựng và sáng chế.
Họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng. Họ có hứng thú theo dõi các biểu đồ, đồ thị, hình ảnh, video cũng như những bộ phim đầy màu sắc. Họ chơi xếp hình rất tốt, có khả năng nhớ hình ảnh và với những đặc tính đó, họ có thiên hướng về nghệ thuật. Tóm lại, với trí tưởng tượng và khả năng quan sát của mình, họ có thể tìm ra nhiều tri thức còn ẩn giấu mà người khác thường bỏ qua.
Nghề nghiệp phù hợp:
Họa sĩ sáng tác tranh, vẽ truyện tranh, thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật, thiết kế trang trí sách, tạp chí, website, bao bì, nhãn hiệu, thương hiệu, quảng cáo, thời trang, nhà địa lý học, vẽ bản đồ, quy hoạch đô thị, trắc đạc công trình, kiến trúc sư, thiết kế nội thất, kỹ sư thiết kế, xây dựng, cơ khí, nhà hàng hải, nhà điêu khắc, nhà quay phim, đạo diễn điện ảnh.
Nhân vật nổi tiếng:
Pablo Picasso: http://vi.wikipedia.org/wiki/Pablo_Picasso
Thực hành:
Xin giới thiệu một số phương pháp đơn giản, dễ áp dụng để có thể nâng cao trí thông minh thị giác – không gian: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật như đi tham quan bảo tàng, các triển lãm, hoặc có thể tìm hiểu chúng quan mạng internet. Sưu tầm tranh, ảnh và nếu có máy ảnh nên thường xuyên chụp ảnh, quay phim và tự đánh giá để rút ra kinh nghiệm để biết làm sao có được những bức ảnh đẹp, đoạn video hấp dẫn.
Chơi các trò chơi trí tuệ như ghép hình, rubik, mê cung thậm chí là cờ vua, cờ tướng cũng rất có ích vì nó kích thích khả năng tư duy không gian, hình ảnh. Nếu có điều kiện hãy tham gia một khóa học về vẽ mỹ thuật, kỹ thuật, hay nhiếp ảnh và mua sắm một số dụng cụ như bút vẽ, bảng vẽ, đất nặn, kéo, hồ, giấy… để bạn có thể thực hành bất cứ khi nào có cảm hứng, có ý tưởng sáng tạo từ những điều bình thường mà bạn quan sát được trong cuộc sống.
Học và rèn luyện kỹ năng định hướng khi đi dã ngoại. Trang trí lại ngôi nhà của mình cả bên trong và bên ngoài. Cài đặt một số phần mềm đồ họa để có thể tập vẽ và thiết kế và sáng tạo trên máy tính.
25 cách phát triển trí thông minh không gian.
+Hãy sử dụng những cuốn từ điển bằng hình ảnh,chơi trò tic-tac-toe trong không gian ba chiều hoặc những trò chơi khác có sử dụng tư duy về hình ảnh và không gian.
+Hãy chơi chò xếp hình,trò chơi rubic,trò mê cung hoặc các trò chơi khác về không gian.
+Mua phần mềm đồ hoạ,tập thiết kế.Tập vẽ và sáng tạo hình ảnh trên máy tính.
+Học chụp ảnh và sử dụng máy quay phim để ghi lại những ấn tượng về hình ảnh của bạn.
+Hãy mua máy quay phim,máy ghi hình và tự sáng tạo những bộ phim về các hoạt động diễn ra hằng ngày.
+Xem các bộ phim,chương trình TV,đồng thời để ý tìm hiểu cách sử dụng ánh sáng,cách di chuyển máy quay,cách bố trí màu sắc và các thành phần khác có liên quan đến quá trình tạo dựng hình ảnh.
+Thử trang trí lại bên trong hoặc làm đẹp lại phong cảnh bên ngoài ngôi nhà bạn.
+Hãy tạo 1 thư viện cá nhân để lưu lại những hình ảnh mà bạn yêu thích khi xem báo và tạp chí.
+Học và rèn luyện kĩ năng định hướng trong các cuộc dã ngoại.
+Nghiên cứu môn hình học.
+Tham gia các lớp học vẽ,điêu khắc,học tô màu,chụp ảnh,quay phim,thiết Kế đồ hoạ hoặc học một vài lớp học về hình hoạ khác tại các trường đại học hoặc những trung tâm hướng nghiệp địa phương.
+Học 1 ngoại ngữ mang tính hình tượng nào đó(vd:Trung Quốc).
+Sử dụng các ý tưởng,tư duy không gian ba chiều của bạn vào việc sáng tạo hoặc vào các dự án khác.
+Học cách sử dụng và diễn đạt bằng hệ thống các biểu đồ,cấu trúc hình cây,các sơ đồ và những kiểu cấu trúc biểu đạt bằng hình ảnh khác.
Mua quyển từ điển bằng hình ảnh và sử dụng nó để tìm hiểu xem các thiết bị máy móc thông thường và các đối tượng khác hoạt động như thế nào.
+Thử khám phá khoảng không xung quanh bạn bằng cách bịt mắt lại và để một người khác hướng dẫn bạn đi quanh ngôi nhà hoặc khoảng sân của nhà bạn.
+Luyện tập cách tìm kiếm,phát hiện ra những hình ảnh và cảnh tượng trong các đám mây,từ những vết nứt trên tường hoặc trong những bối cảnh nhân tạo hay tự nhiên tương tự khác.
+Tập phát triển kĩ năng sử dụng hình ảnh và biểu tượng để ghi lại những điều cần lưu giữ(vd:các mũi tên,vòng tròn,hình sao,hình xắn ốc,các mã màu,những bức tranh và các biểu tượng hình khác).
+Gặp gỡ các kĩ sư cơ khí,kiến trúc sư,hoạ sĩ hoặc nhà thiết kế để xem cách họ vận dụng khả năng không gian trong công việc như thế nào.
+Dành một khoảng thời gian nhất định để tham gia thực hiện các hoạt động nghệ thuật với gia đình hay bạn bè.
+Hãy nghiên cứu,khảo sát bản đồ về thị trấn và đất nước,sơ đồ các tầng trong nhà bạn và các hệ thống mô tả hình ảnh khác nhau.
+Xây dựng các cấu trúc,hình khối khác nhau qua đồ chơi xếp hình,các loại đất nặn,các khối không gian hoặc các vật thể lắp ráp khác trong không gian.
+Nghiên cứu về các hiện tượng gây ảo giác quang học(trong các sách đố vui,tại các bảo tàng khoa học hay trong các thứ đồ chơi gây ảo giác thị giác...).
+Thuê,mượn hoặc mua các băng video có tên "hướng dẫn thực hiện" mô tả những khu vực đặc biệt mà bạn quan tâm,yêu thích.
+Phối hợp với người khác để vẽ,chụp ảnh và lập ra những biểu đồ trong các văn bản,các dự án và trong các buổi trình diễn,giới thiệu một vấn đề nào đó.
http://vuontoithanhcong.vn/index.php?/topic/18818-7-loai-hinh-thong-minh/
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét