Ngũ uẩn :
1. Sắc : Cơ thể, hình hài vật chất
Chúng ta dùng chữ thân thể để chỉ một tổ hợp thường xuyên thay đổi của xương, thịt và máu, tuy nhiên trong thực tế không có một thực thể nào như là một thân thể.
2. Thọ : Những cảm giác về thân và tâm, như đau, nhức, êm ái, ngứa, vui, buồn...
Cảm giác đến từ mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác
Do xúc khởi nên thọ khởi
do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt
3. Tưởng : Tư tưởng
Do xúc khởi nên tưởng khởi
do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt
4. Hành : Thúc đẩy
Do xúc khởi nên hành khởi
do xúc đoạn diệt nên hành đoạn diệt
5. Thức : Nhận thức
-----------------------------
Không liễu tri 5 uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau. Do vậy cần phải liễu tri 5 uẩn. Sự đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si được gọi là liễu tri.
Này các Tỳ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Vị Tỳ-kheo tu tập Thiền định thì hiểu biết một cách như thật. Hiểu biết gì một cách như thật là gì ? - Sắc tập khởi và sắc đoạn diệt, thọ tập khởi và thọ đoạn diệt, tưởng tập khởi và tưởng đoạn diệt, hành tập khởi và hành đoạn diệt, thức tập khởi và thức đoạn diệt.
"Này Hiền giả Ananda, do chấp thủ mà khởi lên tư tưởng "tôi là". Do chấp thủ gì?" - "Do chấp thủ sắc... thọ... tưởng... hành...thức, khởi lên tư tưởng "tôi là".
Nếu thức vắng mặt, thì 5 uẩn không thể hình thành hay tồn tại.
Như vậy, sự tồn tại của 1 uẩn là sự tồn tại của 5 uẩn. Khi tham ái được đoạn tận, có nghĩa là hành uẩn diệt thì 5 uẩn diệt hay khổ diệt. Ðây là Niết-bàn. Khi thức diệt thì 5 uẩn cũng bị tận diệt, là khổ diệt. Đây là Niết-bàn.
Bát-nhã Tâm Kinh có câu : "Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thế khổ ách".
Thấy rõ 5 uẩn là hư không thì không còn chấp thủ 5 uẩn là mình, là của mình, hay là tự ngã của mình.
Hoặc giả, lời mắng nhiếc của người khác không phải là cái làm cho ta khó chịu, mà cái khó chịu là do chúng ta ưa thích những âm thanh, lời lẽ ngọt ngào và chấp trước vào âm thanh, sắc tướng và tự ngã.
Tất cả những khổ đau vừa nêu trên có mặt là do vì sự có mặt của ý niệm "tôi là": tôi là sắc, là thọ, là tưởng, là hành, là thức.
Vấn đề của giáo lý Phật giáo là không phải trả lời những câu hỏi, mà là chỉ rõ chỗ sai lầm của câu hỏi để từ đó, câu trả lời thích hợp xuất hiện.
Pháp không có tôi ta,
Cũng lại không của ta;
Cũng sẽ không có ta,
Của ta từ đâu sanh?
Tỳ-kheo, xa lìa tham dục của sắc giới, thì triền phược của ý sanh đối với sắc cũng sẽ bị đoạn trừ. Khi triền phược của ý sanh đối với sắc bị đoạn trừ rồi, thì sự vin bám của thức cũng sẽ bị đoạn trừ. Khi ấy, thức không có chỗ trú, cũng không tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn trở lại.
Khi triền phược của ý sanh đối với thọ, tưởng, hành giới, nếu đã lìa tham dục rồi, thì sự vin bám của thức cũng sẽ bị đoạn trừ. Khi ấy, thức không có chỗ trú, cũng không tăng tiến, sanh trưởng rộng lớn trở lại. Vì thức không chỗ trụ, nên không tăng trưởng. Vì không tăng trưởng nên không có gì để tạo tác. Vì không có gì để tạo tác cho nên được an trụ.
Vì đã an trụ nên biết đủ. Vì đã biết đủ nên được giải thoát. Vì đã giải thoát nên đối với các thế gian đều không có gì để chấp thủ. Vì không có gì để chấp thủ nên không có gì để đắm trước. Vì không có gì để đắm trước nên tự mình giác ngộ Niết-bàn
"Năm uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người,
Cầm lấy gánh nặng lên,
Chính là khổ ở đời.
Còn bỏ gánh nặng xuống xong,
Tức là lạc không khổ,
Gánh nặng bỏ xuống xong,
Không mang theo gánh khác.
Nếu nhổ khát Ái lên,
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát,
Được giải thoát tịnh lạc”.
“Tỳ-kheo, nếu sắc diệt - ngừng nghỉ thì khổ ở đây diệt, bệnh ở đây dừng, già chết ở đây biến mất. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.”
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét