Giới thiệu
Định nghĩa role-play
Tại sao dùng role-play?
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng role-play có hiệu quả
Thư mục
Giới thiệu
Khi kết hợp hoạt động role-play trên lớp sẽ làm tăng thêm sự đa dạng, thay đổi tiến độ dạy học, tạo cơ hội để học sinh sử dụng ngôn ngữ và hoạt động này cũng rất vui! Hoạt động role-play là 1 phần không thể thiếu trên lớp chứ không phải chỉ là 1 sự kiện ‘độc nhất vô nhị’.
Nếu như giáo viên nào tin rằng hoạt động này sẽ phát huy hiệu quả và cung cấp sự hổ trợ cần thiết cho học sinh thì có khả năng sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu như giáo viên nào không tin vào hiệu quả của hoạt động role-play thì nó sẽ thất bại giống như mình đã nghĩ (Gillian Porter Ladousse 1987). Vì thế, nếu như bạn suy nghĩ theo hướng tích cực và thử thực hiện hoạt động này, rất có khả năng bạn sẽ có được 1 sự ngạc nhiên đầy thú vị.
Định nghĩa role –play
Role – play là hoạt động vận dụng kỹ năng nói mà qua đó người nói sẽ tự đặt mình vào vị trí của 1 người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình nhưng tự đặt mình vào 1 tình huống tưởng tượng!
Tưởng tượng là người khác – Điều thú vị của role –play là học sinh có thể ‘trở thành’ bất kỳ người nào khác mà các em thích trong 1 thời gian ngắn! Các em có thể là 1 vị lảnh đạo quốc gia, 1 nữ hoàng, 1 người giàu có, 1 ngôi sao nhạc pop…Có vô số chọn lựa! Học sinh cũng có thể làm ra vẻ tranh luận về quan điểm của 1 người nào đó! Có thể cho lớp thực hiện tranh luận ‘ủng hộ hay phản đối’ và chia lớp học thành 2 phe thể hiện ý kiến ủng hộ hoặc phản đối lại 1 quan điểm nào đó
Tưởng tượng tình huống – Ngôn ngữ chức năng dùng cho vô số các kịch bản như 'Ở nhà hàng', 'Đăng ký chuyến bay', 'Tìm hành lý thất lạc' có thể phát huy tác dụng và được thực hành qua hoạt động role – play.
Tại sao dùng role –play?
Rất nhiều người đồng tình với ý kiến rằng quá trình học sẽ thực sự xảy ra khi các hoạt động thực hiện trên lớp hấp dẫn và giúp học sinh nhớ lâu. Jeremy Harmer ủng hộ việc dùng role – play vì những lý do sau:
Hoạt động này vui và thúc đẩy học tập
Những học sinh ít nói có được cơ hội tự diễn đạt 1 cách mạnh dạn hơn.
Thế giới của lớp học được mở rộng ra thế giới bên ngoài – vì thế mở ra các cơ hội sử dụng tiếng Anh nhiều hơn.
Cùng với những lý do trên, những học sinh nào trong tương lai sẽ đến 1 quốc gia nói tiếng Anh có được cơ hội tập dợt tiếng Anh trong 1 môi trường thật an toàn. Có thể tạo ra các tình huống thật và những thực hành như thế sẽ có lợi cho học sinh. Trong khi thực hành, học sinh có thể mắc lỗi sai mà không gây hậu quả nghiêm trọng.
Chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện role –play thành công trên lớp.
Chuẩn bị
Hoạt động Role - play vẫn có thể thực hiện được với cấp độ sơ cấp miễn sao học sinh được chuẩn bị chu đáo. Hãy điều nghiên ngữ liệu mà học sinh sẽ cần đến và cần đảm bảo đây là ngữ liệu đã được giới thiệu cho học sinh rồi.
Có thể cần cung cấp thêm ngữ liệu trên bảng để hổ trợ học sinh. Mới đây tôi đã thực hiện hoạt động role – play 'Ở văn phòng tìm hành lý thất lạc' với học sinh người lớn thuộc trình độ sơ cấp và tôi đã bỏ thời gian cho học sinh luyện cấu trúc mà các em sẽ phải dùng trước khi cho các em thực hiện hoạt động. Khi bắt đầu hoạt động role – play, học sinh cảm thấy đã được trang bị đầy đủ các ngữ liệu cần thiết. Ở cấp độ cao hơn, học sinh không cần hổ trợ ngữ liệu nhiều như vậy, nhưng các em cần có thời gian để ‘nhập vai’.
Nhiệm vụ của giáo viên
Dưới đây là một vài nhiệm vụ mà giáo viên cần thực hiện:
Người tạo điều kiện thuận lợi: học sinh cần giáo viên mớm thêm ngữ liệu. Nếu có thời gian cho học sinh tập dợt, việc cung cấp thêm ngữ liệu cho học sinh có thể được thực hiện trong lúc này.
Khán giả: giáo viên sẽ xem học sinh thực hiện hoạt động role – play và cho nhận xét và lời khuyên khi hoạt động kết thúc.
Người tham gia: đôi khi chính giáo viên cũng cần tham gia vào hoạt động role – play cùng học sinh.
Làm cho tình huống trở nên thật
Vật thật và cảnh trí cũng có thể làm cho hoạt động role – play giống như cuộc sống thật. Mới đây 1 nhóm học sinh của tôi đã đóng vai thợ làm pizza và khách hàng. Tôi chỉ cần 1 thời gian rất ngắn để làm một miếng bìa cứng đơn giản có hình nón với từ CHEF trên đó và nó đã làm cho cả tiến trình thực hiện hoạt động trở nên vui hơn và giúp học sinh nhớ lâu hơn. Ngay khi học sinh đội chiếc mũ đầu bếp ấy lên đầu, các em đã trở thành các đầu bếp pizza và đã diễn rất hợp.
Việc sắp xếp lại bàn ghế cũng có thể mang lại hiệu quả. Nếu tưởng tượng rằng mình đang ở văn phòng hướng dẫn du khách hoặc phòng khám của bác sĩ thì hãy tìm cách làm cho nó càng trở nên thật càng tốt. Có thể cho học sinh rời phòng học và sau đó xin phép vào bằng cách gỏ cửa.
Làm cho các vai trở nên thật và có liên quan đến học sinh
Tìm cách làm cho các vai mà bạn yêu cầu học sinh đóng càng thật càng tốt. Có thể những học sinh ít khi đi du lịch sẽ cảm thấy khó mà tưởng tượng rằng mình đang ở 'Ye Olde Tea Shop' giữa vùng nông thôn nước Anh. Tuy nhiên, sẽ thật dễ dàng cho học sinh khi tưởng tượng là các em được yêu cầu giúp đỡ 1 người nói tiếng Anh đang đến quốc gia của các em. Điều này hàm nghĩa là các em sẽ dùng tiếng bản xứ để giải thích về văn hóa địa phương hoặc là dịch thực đơn của nước mình sang tiếng Anh cho khách.
Những học sinh làm việc trong lĩnh vực kinh doanh sẽ thấy dễ dàng khi đóng vai tham dự 1 cuộc họp kinh doanh với các đồng sự nước ngoài. Nếu dạy học sinh nhỏ tuổi thì hãy tìm cách khai thác khả năng ‘diễn kịch’ của các em. Các em rất quen với việc đóng vai đi mua sắm hoặc chuẩn bị thức ăn, bởi vì đây là những việc các em thường hay diễn cùng với bạn.
Cung cấp thêm ngữ liệu
Khi thực hiện hoạt động role – play có khả năng học sinh sẽ bị ’kẹt’ từ ngữ. Giai đoạn thực hành là lúc giáo viên ‘mớm’ thêm ngữ liệu cần thiết. Điều này có nghĩa là giáo viên đảm nhận vai trò là 1 ‘quyển tự điển di động’, bao quát lớp và hổ trợ ngay khi cần.
Nếu cảm thấy không thoãi mái khi thực hiện việc này và cho là quá trình tìm ngữ liệu mới sẽ giúp cho học sinh tự giác học tập nhiều hơn thì có thể dùng thời gian còn lại sau giai đoạn thực hành để cho học sinh tra tự điển các từ cần thiết. Như đã đề cập trong phần nhiệm vụ của giáo viên, việc cung cấp thêm ngữ liệu cần thiết cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Qua đó, học sinh sẽ học được từ và cấu trúc mới trong 1 điều kiện tự nhiên và nhớ được lâu. Đây là cơ hội tốt để sử dụng ngữ liệu thật và tự nhiên.
Sửa lỗi
Có rất nhiều cách sửa lỗi khi cho học sinh thực hiện hoạt động role - play. Thật bất tiện khi giáo viên chen vào để sửa tất cả các lỗi sai của học sinh. Nếu làm như vậy thì tất nhiên sẽ làm học sinh mất hứng thú! Cũng có khi học sinh rất thích được sửa lỗi ngay sau khi kết thúc hoạt động role-play, là lúc mà ngữ liệu vẫn còn mới tinh trong đầu các em. Có thể ghi các câu có lỗi sai lên bảng cho các nhóm sửa lỗi lẫn nhau.
Tự sửa lỗi: Nếu có phương tiện thu lại hoạt động role-play trên băng cát sét hoặc video, có thể cho học sinh cơ hội nghe lại hội thoại và nhìn lại ngữ liệu mà các em đã sử dụng. Học sinh có thể dễ dàng nhận ra lỗi sai của mình.
Học sinh sửa lỗi cho nhau: Học sinh có thể sửa lỗi sai cho nhau. Có thể yêu cầu các em nghe để nhặt ra các ngữ liệu hay mà chính các em muốn sử dụng và cả những lỗi sai mà các em nghe được. Cần thận trọng để giữ cho việc học sinh sửa lỗi lẫn nhau là 1 việc làm tích cực và mang lại lợi ích cho các em.
Giáo viên cũng cần ghi lại các lỗi sai phổ biến để sửa trong các tiết học sau. Cần đảm bảo rằng học sinh không bị mất hứng thú vì bị sửa lỗi ngay khi kết thúc hoạt động role-play. Hãy bàn bạc với học sinh và hỏi xem các em thích sửa lỗi theo cách nào.
Dùng trí tưởng tượng và làm cho hoạt động vui
Hoạt động role-play thành công nhất mà tôi đã thực hiện là vào năm rồi với 1 nhóm học sinh ở độ tuổi thanh thiếu niên và nó được thực hiện sau khi học sinh nghe 1 bài hát như là 1 xuất phát điểm. Đó là bài Avril Lavigne´s Skater Boy. Học sinh sau đó hoạt động theo cặp để diễn cảnh Skater Boy cuối cùng gặp lại người yêu cũ sau buổi hòa nhạc. Kết cuộc rất khôi hài và tôi rất đổi ngạc nhiên khi thấy các em thực sư nhập vai.
Hoạt động role-play có thể rất hào hứng. Nếu vẫn chưa mạnh dạn sử dụng hoạt động này trên lớp, thì tôi đề nghị bạn bắt đầu kết hợp hoạt động 1 cách từ từ. Hãy thử mở rộng 1 bài đọc hoặc bài nghe từ sách giáo khoa và chuyển nó thành hoạt động role-play. Có thể bạn sẽ có được 1 sự ngạc nhiên đầy thú vị với kết quả của hoạt động.
http://www.teachingenglish.edu.vn/vi-VN/Kinh-nghiem-giang-day/Trung-hoc/Hoat-dong-dong-vai-Role-play-.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét