Diễn giải là phương pháp dạy học thông dụng nhất, nhưng không phải lúc nào cũng là hiệu quả nhất. Giảng viên dùng lời nói cùng với các phương tiện kỹ thuật thông tin, nghe nhìn như: Bảng – phấn, văn bản in, overhead transparencies, video/film, máy tính,… để diễn giảng cho người học nghe, phát hiện và hiểu các khái niệm, hiện tượng, qui luật, nguyên lý của các quá trình.
- Ưu điểm của phương pháp diễn giảng:
+ Chủ động trong tiến trình đào tạo: tập trung vào chủ điểm, kiểm soát được nội dung và thứ tự thông tin truyền đạt trong thời gian định trước;
+ Truyền đạt được khối lượng lớn kiến thức trong một thời gian gới hạn;
+ Phù hợp với số đông người học, thiếu trường lớp, thiếu phương tiện.
- Nhược điểm của phương pháp diễn giảng:
+ Chỉ có thông tin một chiều, người học bị động;
+ Khó nắm được hiệu quả của bài giảng, người học dễ bị “ù lỳ” khi nghe quá lâu;
+ Không phù họp với đào tạo kỹ năng. - Để có bài giảng hiệu quả cao, giảng viên cân phải:
+ Làm cho người học nắm được mục tiêu và yêu cầu của bài giảng
+ Chủ điểm và ngôn ngữ diễn giảng phải phù hợp với trình độ người học;
+ Phải rất chú ý đến mở đầu và tóm tắt bài giảng;
+ Tốc độ phải phù hợp với người nghe;
+ Người học phải được nhìn thấy và nghe thấy người giảng rõ ràng;
+ Người dạy phải nhạy bén với thái độ tiếp thu của người học;
+ Cần thường xuyên dùng câu hỏi để kiểm tra sự hiểu bài của người nghe giảng.
http://www.hcmute.edu.vn/?ArticleId=b8653e93-ff38-44b1-afcb-ee47f96b04f7
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét