Các nhà tâm lý, qua các nghiên cứu của mình cho thấy : người ta thường giải bài toán (hiểu theo nghĩa rộng) bằng cách lựa chọn, mò mẫm các phương án - phương pháp thử và sai. Mỗi một phương án giúp người giải hiểu bài toán đúng hơn để cuối cùng đưa ra phương án may mắn là lời giải chính xác bài toán.
Các nhà tâm lý cũng phát hiện ra vai trò quan trọng của liên tưởng, hình tượng, linh tính, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, các gợi ý trong các tình huống có vấn đề... Quá trình giải bài toán phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm có trước đó của người giải. Cho nên tính ì tâm lý cản trở sự sáng tạo trong phần lớn các trường hợp. Phương pháp thử và sai có nhược điểm chính là tốn thời gian, sức lực, và phương tiện vật chất do phải làm rất nhiều phép thử.
Các ưu và nhược điểm của phương pháp thử và sai.
Ưu điểm
Ta quy ước gọi alpha = (Tổng số các phép thử có thể có của bài toán cho trước) / (Tổng số các lời giải có thể có của bài toán cho trước)
Phương pháp thử và sai hoàn toàn thích hợp đổi với loại bài toán, ở đó alpha nhỏ, khoảng vài đơn vị (nói chung alpha < 10) và trả giá cho mỗi phép thử - sai không đáng kể hoặc chấp nhận được.
Phương pháp thử và sai cũng hoàn toàn thích hợp đối với loại bài toán có alpha lớn, ở đó có công cụ thực hiện các phép thử rất nhanh và trả giá cho mỗi phép thử - sai không đáng kể hoặc chấp nhận được. Ví dụ, những bài toán có thể giải được nhờ tốc độ cao của máy tính.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thử và sai: nó chính là cơ chế của sự tiến hóa và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy cho đến thời gian gần đây.
Nhược điểm:
Dưới đây liệt kê một số nhược điểm của phương pháp thử và sai.
Lãng phí lớn
Tính ì tâm lý có ảnh hưởng xấu
Các tiêu chuẩn đánh giá "đúng“, "sai" mang tính chủ quan và ngắn hạn.
Năng suất phát ý tưởng thấp
Thiếu cơ chế định hướng tư duy về phía lời giải
Nhược điểm thứ năm là nhược điểm cơ bản nhất của phương pháp thử và sai (xem Hình 5 và Hình 6).
Sau này, chúng ta còn thấy thêm nhiều nhược điểm khác nữa của phương pháp thử và sai.
https://github.com/myguidingstar/creatology/blob/master/Part-2.2.md
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét