Trong những năm gần đây, 1 cuộc tranh luận đã bùng lên về việc phương pháp nào có thể dùng để xây dựng, thiết kế và thực hiện bài dạy có hiệu quả hơn. Bài viết này giới thiệu tổng quan về phương pháp dạy học theo nhiệm vụ và làm rõ các ưu điểm của nó so với 1 cách dạy truyền thống hơn – phương pháp PPP (Giới thiệu, Thực hành và Phát triển ngữ liệu)
Bài vết gồm các phần:
Giới thiệu, Thực hành và Phát triển ngữ liệu
Các nhược điểm của phương pháp PPP
Phương pháp dạy học theo nhiệm vụ
Các ưu điểm của phương pháp dạy học theo nhiệm vụ
Kết luận
Phương pháp PPP
Trong thời gian đầu tập huấn sư phạm, hầu hết giáo viên đều quen thuộc với mô hình PPP. Một tiết dạy theo mô hình PPP sẽ trãi qua trình tự như sau:
Trước tiên, giáo viên sẽ giới thiệu điểm ngữ liệu của bài học trong một ngữ cảnh rõ ràng để làm rõ nghĩa của ngữ liệu. Việc này có thể được thực hiện bằng nhiều cách: dùng bài văn, xây dựng tình huống hoặc hội thoại….
Sau đó là giai đoạn thực hành theo hướng dẫn, mà ở đó học sinh có thể phải lập lại ngữ liệu bằng cách luyện tập lập lại đồng thanh và cá nhân, điền vào khỏang trống hoặc nối các nửa câu. Tất cả các thực hành này yêu cầu học sinh phải sử dụng ngữ liệu 1 cách chính xác và giúp các em trở nên thoãi mái khi dùng ngữ liệu.
Cuối cùng, là giai đoạn phát triển ngữ liệu, đôi khi được gọi là giai đoạn ‘thực hành tự do’. Học sinh được yêu cầu thực hiện các hoạt động giao tiếp như là đóng vai và các em phải phát triển ngữ liệu cùng với việc sử dụng các ngữ liệu khác đã được học và phù hợp cho hoạt động.
Các nhược điểm của phương pháp PPP
Tất cả đều có vẽ rất hợp lý nhưng sau đó những giáo viên dùng phương pháp này sẽ nhận ra các nhược điểm của nó:
Học sinh có thể tạo được ấn tượng là các em rất thoãi mái với ngữ liệu mới bởi vì các em có thể phát triển nó 1 cách chính xác trong lớp. Thường sau 1 vài bài học, học sinh sẽ không thể phát triển ngữ liệu chính xác hoặc là các em hoàn toàn không thể phát triển nó.
Có trường hợp học sinh sẽ có thể phát triển ngữ liệu nhưng lại lạm dụng cấu trúc đến nỗi nghe rất là mất tự nhiên.
Cũng có thể học sinh không phát triển ngữ liệu trong giai đoạn thực hành tự do bởi vì các em thấy là mình có thể sử dụng các ngữ liệu đã có sẵn để thực hiện hoạt động.
Phương pháp dạy học theo nhiệm vụ
Phương pháp dạy học theo nhiệm vụ cung cấp 1 cách dạy ngôn ngữ khác cho giáo viên. Với một bài học theo phương pháp này giáo viên sẽ không quyết đinh trước ngữ liệu của bài học, mà bài học sẽ dựa trên việc hoàn thành nhiệm vụ trong tâm và ngữ liệu sẽ được quyết định bởi những gì đã diễn ra trong khi học sinh thực hiện nhiệm vụ. Bài học theo phương pháp này sẽ theo các giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị
Giáo viên giới thiệu chủ đề và hướng dẫn rõ ràng về những gì học sinh sẽ phải làm trong giai đoạn thực hiện hoạt động, và có thể giúp học sinh nhớ lại các ngữ liệu cần thiết để các em thực hiện hoạt động. Giai đoạn chuẩn bị có thể bao gồm việc cho học sinh xem 1 đoạn băng cho thấy cách thực hiện hoạt động. Qua đó sẽ cung cấp cho học sinh 1 mẫu rõ ràng để các em làm theo. Học sinh có thể ghi chép và sử dụng thời gian để chuẩn bị.
Thực hiện hoạt động
Học sinh thực hiện hoạt động theo cặp hoặc nhóm, sử dụng các nguồn ngữ liệu mà các em có trong khi giáo viên đi vòng quanh quan sát và động viên các em.
Lập dàn ý
Học sinh chuẩn bị 1 báo cáo ở hình thức nói hoặc viết để cho lớp biết những gì đã diễn ra trong suốt thời gian các em thực hiện hoạt động. Sau đó các em sẽ thực hành những gì mình sẽ nói trong nhóm. Trong lúc đó giáo viên sẽ sẵn sàng để giúp học sinh khi các em cần hổ trợ để làm rõ các thắc mắc của các em về ngôn ngữ.
Báo cáo
Học sinh sau đó sẽ nói lại với lớp hoặc đọc lên phần báo cáo của nhóm. Giáo viên chọn thời gian học sinh sẽ báo cáo và có thể cho phản hồi nhanh về nội dung. Ở giai đoạn này giáo viên cũng có thể thu âm lại việc thực hiện cùng 1 hoạt động của nhóm khác để học sinh đối chiếu.
Phần tích
Sau đó giáo viên sẽ nhấn mạnh các phần có liên quan từ đoạn thu lại để học sinh phân tích. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lưu ý các điểm nổi bật của đọan thu . Giáo viên cũng có thể làm rõ các ngữ liệu mà học sinh dùng trong lúc báo các để phân tích.
Thực hành
Cuối cùng, giáo viên sẽ chọn lĩnh vực ngôn ngữ để thực hành dựa trên nhu cầu của học sinh và những gì phát sinh từ giai đoạn thực hiện hoạt động và báo cáo kết quả. Sau đó học sinh sẽ thực hiện các hoạt động thực hành nhằm giúp cho các em tự tin hơn và đồng thời lưu ý các cấu trúc có ích.
Các ưu điểm của phương pháp TBL
Phương pháp học theo nhiệm vụ có các ưu điểm rất rõ ràng.
Không giống với phương pháp PPP, học sinh được tự do với ngữ liệu cung cấp. Trong cả 3 giai đoạn các em đều phải sử dụng đến tất cả những kiến thức ngôn ngữ mình đã có sẵn chứ không chỉ thực hành 1 điểm ngôn ngữ đã được chọn.
Một ngữ cảnh tự nhiên được phát triển từ các trãi nghiệm của học sinh với kiến thức ngôn ngữ được cá nhân hóa và có liên quan đến các em. Với phương pháp PPP cần phải tạo ngữ cảnh để từ đó giới thiệu ngữ liệu và đôi khi rất mất tự nhiên.
Với phương pháp TBL, học sinh sẽ có nhiều cách tiếp cận với ngữ liệu. Các em sẽ được đặt vào các chủ đề từ vựng, các liên kết từ, các cấu trúc và các hình thái ngôn ngữ khác nhau.
Ngữ liệu tìm kiếm phát sinh từ nhu cầu của học sinh. Nhu cấu này sẽ hướng dẫn ngữ liệu của bài học chứ không phải là do giáo viên hay sách giáo khoa định sẵn.
Đây là 1 phương pháp mang tính giao tiếp cao mà qua đó học sinh sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp. So với phương pháp PPP, thì một bài dạy theo phương pháp PPP có vẽ là bài học trong đó giáo viên là trung tâm. Hãy thử quan sát xem học sinh có bao nhiêu thời gian để giao tiếp trong 1 bài học theo nhiệm vụ. Rõ ràng là phương pháp này rất thú vị và rất tích cực.
Kết luận
Phương pháp PPP cung cấp 1 cách học ngôn ngữ được đơn giãn hóa. Phương pháp này dựa trên ý tưởng giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu trong 1 khuôn khổ thu hẹp và rõ ràng, tiếp nối từ bài này sang bài khác. Tuy nhiên, các khảo sát cho thấy là chúng ta không thể đoán trước hoặc đảm bảo được là học sinh sẽ tiếp thu được cái gì, và về cơ bản, việc tiếp cận ngôn ngữ 1 cách rộng rãi là cách tốt nhất để đảm bảo rằng học sinh sẽ tiếp thu ngôn ngữ hiệu quả.Thật là mất tự nhiên khi giới hạn sự trãi nghiệm của các em vào các ngữ liệu riêng lẽ.
Richard Frost, British Council, Turkey
http://www.teachingenglish.edu.vn/vi-VN/Kinh-nghiem-giang-day/Trung-hoc/Phuong-phap-day-hoc-theo-nhiem-vu.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét