Nguyên lý 1: Học và phát triển toàn diện
Một tiếp cận toàn diện về học tập và phát triển
Mọi mặt của sự phát triển của trẻ cần được nhận biết và đánh giá. Mỗi người trong chúng ta đều có một cách học khác nhau, với sự yêu thích và khả năng khác nhau. Điều này cần phải nhận biết để phát huy tối đa khả năng của trẻ.
Sự chuẩn bị cho việc học của trẻ ở mọi mức độ cần tập trung vào kiến thức, kĩ năng, thái độ và cảm xúc. Trẻ cần được tạo cơ hội khám và và thí nghiệm sự thôngminh của mình ở nhiều lĩnh vực.
Sáu lĩnh vực thực hành học tập được xác định cho mục đích này là:
Mỹ học và sáng tạo
Nhận thức về môi trường
Ngôn ngữ và kĩ năng đọc viết
Phát triển kĩ năng vận động
Toán học
Nhận thức về bản thân và xã hội
Mỹ học và sáng tạo
Ở tuổi này, trẻ diễn tả ý tưởng và cảm xúc một cách tự nhiên và tự phát. Chúng ta do đó cần tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân một cách tự do khi trẻ chơi, phát minh, khám phá, sàng lọc ý tưởng và cảm xúc thông qua nhiều loại hình khác nhau như múa hát, âm nhạc, nghệ thuật.
Nhận thức về môi trường
Trọng tâm của hoạt động là sự mở mang hiểu biết của trẻ về môi trường, cả tự nhiên và nhân tạo. Những điều này sẽ tạo cơ sở cho sự học tập về lịch sử, địa lý và khoa học sau này. Mục đích là để trẻ nhận ra, quan sát, diễn tả quan điểm của mình về thế giới xung quanh, dần dần mở rộng ra môi trường rộng lớn hơn, của Singapore và thế giới.
Ngôn ngữ và kĩ năng đọc viết
Ngôn ngữ đóng vai trò quyết định trong sự phát triển tư duy và học tập của trẻ. Để nuôi dưỡng một thái độ tích cực với sự học ngôn ngữ, cần thiết phải để cho trẻ làm quen và tham gia các hoạt đọng nghệ thuật ngôn ngữ khác nhau như diễn kịch, hát, ngâm thơ và đọc. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển các kĩ năng tương tác trong nói, nghe, đọc, viết.
Trẻ cũng cần được “tắm” trong các môi trường giàu ngôn ngữ và tham gia các hoạt động tăng cường sử dụng tiếng Anh thực tiễn hằng ngày, để giúp trẻ thu thập kĩ năng giao tiếp cần thiết để diễn tả nhu cầu, suy nghĩ, cảm xúc bằng tiếng Anh.
Phát triển kĩ năng vận động
Cho dù kĩ năng vận động là một quá trình tự nhiên, chúng ta không nên coi đó là một kĩ năng trời cho và bỏ qua nó trong GDMG. Thực ra, nó phải được coi là có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp và các kĩ năng vận động khéo léo mà qua đó, giúp trẻ tự làm các thói quen hằng ngày (như đánh răng) và phát triển các kĩ năng trong các lĩnh vực khác (như viết và vẽ).
Do đó cần phải nhận thấy sự quan trọng của nhu cầu vận đọc cơ thể của trẻ, và cung cấp không gian và thời gian để trẻ tạo ra vận động không giới hạn, qua đó giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên sự giữ thăng bằng, điều phối cơ thể, nhận thức về không gian và phương hướng. Cũng rất quan trọng khi tạo môi trường an toàn để trẻ có thể học về giới hạn của mình và xây dựng sự tự tin khi tham gia các hoạt động có rủi ro vấp ngã.
Toán học
Toán là một phần của các hoạt động hằng ngày. Thông qua sự sử dụng của thao tác, hình ảnh và ký hiệu, trẻ sẽ nhận ra sự liên quan giữa những nhóm đồ vật cất giữ, chia sẻ, mang ra. Do đó, hoạt động cần tập trung vào các thực hành cụ thể và sự thâu lượm, sử dụng ngôn ngữ phù hợp như các từ về vị trí, các từ chỉ số đếm, tên của các loại hình dạng, v.v.
Nhận thức về bản thân và xã hội
Những năm GDMG là những năm có vai trò quan trọng sống còn trong việc trẻ học cách nhận thức bản thân mình trong mối liên hệ với thế giới xung quanh. Để làm được việc này, trẻ cần phải học những giá trị và qui tắc điều hành xã hội nơi trẻ sống, và phát triển hành vi đạo đức và xã hội phù hợp.
Trẻ cần phải học để biết được nhu cầu của người khác và để phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội để tạo lập các mối quan hệ có ý nghĩa trong việc chơi và học. Trẻ cần phải học cách đương đầu với thành công và thất bại, đối mặt và vượt qua sự lo lắng và sợ hãi. Những trải nghiệm học tập mang tính xã hội này có vai trò sống còn cho sức khỏe tâm thần của trẻ và sự lành mạnh của xã hội, cũng như những thành quả học tập sau này.
Nguyên lý 2: Học tập tích hợp
Trẻ học mọi thứ xẩy đến với mình và không chia việc học của mình thành các môn học khác nhau. Do đó, sự học tập của trẻ cần được tích hợp như một tổng thể. Những hoạt động đa lĩnh vực này sẽ giúp trẻ hiểu được tri thức và kĩ năng liên hệ với nhau thay vì tách rời trong quá trình dạy và học.
Trong một bối cảnh sinh động, trẻ khám phá mọi thứ thông qua quan sát, đặt câu hỏi, khám phá và trải nghiệm trực tiếp
Trải nghiệm học tập trong một lĩnh vực này thường dẫn đến một trải nghiệm học tập trong một lĩnh vực khác một cách tự nhiên.
Nguyên lý 3: Học tập chủ động
Trẻ em là những người học chủ động
Học tập đạt hiệu quả cao nhất khi trẻ được chủ động tham gia tiến hành các bài tập có ý nghĩa đối với chúng. Những hoạt động này cần dựa trên sự tò mò, nhu cầu và sự thích thú của trẻ. Bài học cần mang lại nhiều ý nghĩa hơn là điền đầy đầu trẻ bằng các dữ kiện.
Cho dù các kĩ năng cơ bản là cần thiết phải dậy để giúp trẻ hiểu được môi trường xung quanh và mài giũa khả năng tư duy, quan sát và giao tiếp, sự nhấn mạnh cần được tập trung vào quá trình biết, hiểu và hình thành ý tưởng của chính trẻ hơn là hoàn thành các trang bài tập hoặc lặp lại các bài thể dục.
Được phép được bừa bộn: Quá trình khám phá, thực nghiệm và sáng tạo thường tạo ra một sự bừa bộn và điều này là một phần của học tập chủ động.
Đảm bảo môi trường là an toàn cho trẻ: Để mắt đến những thứ độc hại nguy hiểm như sàn nhà trơn, vật sắc nhọn, đảm bảo trẻ không chạm vào lửa.
Cho phép phạm lỗi: Trẻ không nên bị làm cho hoảng sợ khi thử cái mới. Thậm chí, khi trẻ tạo lỗi hoặc thất bại khi làm gì đó, chúng cần phải được khuyến khích để thử lại, và cần được khen ngợi sự cố gắng làm lại đó.
Nguyên lý 4: Học tập thông qua hỗ trợ
Người lớn là người hỗ trợ học tập thú vị
Trẻ cần được tham gia các trải nghiệm hỗ trợ và mở rộng kiến thức, kĩ năng, hiểu biết và tự tin, cả những trải nghiệm giúp chúng vượt qua những hạn chế của mình.
Một hoạt động phát triển có sự trợ giúp của người lớn trước hết xét xem trẻ biết và làm được gì, sau đó mới xây dựng thực hành. Để làm được điều này, người lớn cần phải rất tinh tường với nhu cầu và khả năng của trẻ. Người lớn cần biết khi nào trẻ chán với hoạt động vì quá khó.
Hỗ trợ do đó được đưa ra để tạo sự tự tin trong thực tế và hiểu biết
Mục đích là để cho trẻ trải nghiệm sự hài lòng và độc lập thông qua hoạt động. Chỉ khi nào điều này đạt được, trẻ mới cảm thấy thoải mái đón nhận rủi ro khi học. Người lớn sau đó có thể hướng dẫn trẻ tiến tới mức khó hơn hoặc thử thách mới.
Những mong muốn và đòi hỏi trẻ cần phải thực tế, dựa trên mức độ phát triển của trẻ ở mọi lĩnh vực. Mục đích là khuyến khích thái độ học tập và chấp nhận rủi ro mà không sợ thất bại. Những người học hiệu quả nhất là những người học được từ sai lầm của mình.
Nguyên lý 5: Học tập thông qua tương tác
Học tập tương tác
Tham gia các nhóm là trung tâm của hoạt động học tập của mọi người, trẻ em cũng như người lớn. Khi có một môi trường tương tác phong phú và giàu ý nghĩa, sự tương tác của trẻ với người lớn trong một môi trường giáo dục tích cực, trẻ thể hiện rõ hơn hành vi thích khám phá và quan hệ tốt hơn với bạn đồng lứa. Nguyên lý này ngụ ý:
Trẻ nói: Cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ nói về những trải nghiệm, suy nghĩ và ý kiến của mình, giải thích xem mình giải quyết vấn đề trong quá trình chơi như thế nào. Trẻ cần chủ động tham gia tương tác và đối thoại.
Người lớn nói: Nguời lớn hành động như là khuôn mẫu của việc sử dụng ngôn ngữ đúng, cần quả quyết và hỗ trợ, khuyến khích trẻ diễn tả suy nghĩ của mình. Những giáo viên tốt nhất là những giáo viên lắng nghe và trò chuyện với trẻ.
Họ dành thời gian để lắng nghe trẻ và để trò chuyện với trẻ.
Họ đánh giá cao những gì trẻ nói.
Động lực của nhóm: Trẻ cần làm việc theo cặp hoặc nhóm, và có nhiều cơ hội để nói với người lớn và bạn đồng lứa. Các bài học mang tính trẻ-là-trung-tâm có đặc trưng là để trẻ hỏi và mở rộng ý tưởng. Sắp đặt cần phải tiến hành sao cho cung cấp cho trẻ các trải nghiệm và trợ giúp để trẻ phát triển ý thức tích cực về bản thân mình.
Môi trường giàu ngôn ngữ: Trẻ cũng tương tác với tài liệu và môi trường. Khá nhiều sự học mang tính ngẫu nhiên và kể cả việc học suốt đời đến từ sự tương tác của trẻ với sách vở và tài liệu, báo chí. Do đó, các lại tài liệu để đọc cần để ở chỗ dễ tìm dễ lấy để trẻ có thể sử dụng.
“Bí quyết của giáo dục là tôn trọng học sinh”
Ralph Waldo Emerson
Nguyên lý 6: Học mà chơi, chơi mà học
Chơi là môi trường để học
Chơi đóng vai trò quan trọng sống còn trong hoạt động học của trẻ. Chơi là cỗ xe đưa trẻ đi và khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá, chấp nhận rủi ro, phạm sai lầm và đuơng đầu với thất bại. Điều này cho phép trẻ tham gia các hoạt động tổ chức, ra quyết định, lựa chọn, thực hành, kiên trì bảo vệ ý kiến và diễn tả cảm xúc.
Song song với việc quan trọng: khuyến khích những trò chơi tưởng tượng và tự phát của trẻ, những trò có sắp đặt trước chứa đựng cách sử dụng ngôn ngữ phong phú cần được cung cấp cho trẻ.
Điều này sẽ dùng để phát triển và mở rộng:
Sự sáng tạo
Kĩ năng nghe và nói
Ngôn ngữ đi kèm với toán và nhận biết sơ khởi về môi trường
Kĩ năng cá nhân và xã hội
Người lớn do đó cần coi việc chơi như là một công việc của trẻ, hướng dẫn và cổ vũ vui chơi như là một phần của quá trình học.
http://www.giapvan.net/2009/05/khung-chuong-trinh-gdmn-singapore-het.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét