Cột sống là điểm tựa, trụ cột của cơ thể. Nó cũng là đường dẫn mà khí, năng lượng đi qua.
Cột sống bị mất cân bằng, chấn thương sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác tương ứng trên cơ thể. Các động tác asanas trong yoga cũng có mục đích chủ yếu để làm cân bằng lại cột sống và các vùng luân xa tương ứng.
Có thể phân chia cột sống thành 2 khu vực chính :
- Khu vực LX 4 : Ngang với nách
Chủ về tâm hồn, tình cảm, ý thích, yêu thương, từ tâm, khác hẳn với luân xa 3 chủ về ăn uống, tiêu hoá, sức lực.
Điều khiển các cơ quan : Tim, Phổi, Huyết áp, Xúc giác...
Những người bẩm sinh cóLX 4 khai mở cao thì từ bé đã có tính hay đa cảm, trọng lễ nghĩa, thủy chung, có lòng hiếu kính, từ bi bác ái với đồng loại và muôn loài.
Khi luân xa 4 khai mở cao có cảm giác niềm vui vô hạn trong lòng, mà không phải vì lý do hoặc tác động nào từ bên ngoài. Tu luyện luân xa 4 khai mở hoàn toàn, sẽ có khả năng cảm nhận được tâm tư của mọi người quanh mình - 'Tha tâm thông'.
- Khu vực LX 3 : Ngang với rốn
Liên quan tới tiêu hoá, bài tiết, gan, ruột, dạ dày, thận, lá lách, mật...
Khi LX 3 hoạt động mạnh, sẽ giúp cho tiêu hoá được tốt, dù ta có ăn ít cũng có đủ chất bổ dưỡng nuôi cơ thể và đủ sức lực, những bệnh về ruột gan sẽ bớt dần và những bệnh như ung thư, tiểu đường rất khó lòng xảy ra.
Những người bẩm sinh có LX 3 khai mở cao thì cơ thể miễn dịch hoàn toàn, không hề có bệnh, tuổi thọ rất cao, rất năng động, sức khỏe dẻo dai và minh mẫn.
--------------
Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về sự chi phối của LX 3 và LX 4 tới các cơ quan trong cơ thể. Ở đây mình sẽ giới thiệu 1 số bài tập cơ bản để cân bằng lại cột sống ở 2 khu vực này :
Trước tiên, chúng ta bắt đầu với cột sống vùng LX4.
Biểu hiện thường gặp là lồng ngực bị hẹp lại, lưng gù xuống, 2 vai trùng về trước.
1 bài tập về hơi thở để cân bằng lại cột sống ở khu vực này :
Ngồi thẳng lưng, 2 bàn chân đặt song song với nhau, 2 đùi mở tự nhiên song song với nhau.
Ngồi trên ghế chỉ khoảng 4/10 độ dài của đùi, sao cho tư thế vẫn chắc chắn & không sâu quá vào phía trong ghế.
Hít thở bằng mũi. Chú ý vào vùng lồng ngực. Để luồng không khí tràn đầy lồng ngực - tỏa sang 2 bên - làm lồng ngực nở, căng ra.
( Có thể hơi ngả người về trước, mông vẫn giữ nguyên trên ghế. 2 bàn tay để úp trên đùi, 2 khuỷu tay hơi thu về sau để bả vai được mở rộng. Khi ngả người thì cột sống vẫn thẳng và sức căng được dàn đều trên toàn cột sống. Khác với khi gập người, sẽ chỉ có 1 điểm căng thẳng, các điểm khác trên cột sống sẽ bị chùng lại. )
Bạn cũng có thể tập 1 bài tập khác tương tự :
Tư thế ngồi giống như ở bài tập trước, người hơi ngả về trước. Ở đây chúng ta sẽ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Bắt đầu bằng việc hít vào 1 hơi dài, từ từ, đều đặn vào mũi. Đồng thời trượt 2 tay theo đùi về gần hông. Đẩy 2 khuỷu tay về sau, đồng thời mở 2 bả vai về sau, căng lồng ngực. Trong khi đó thì hơi thở đi vào mũi, qua nhâm mạch ( trục giữa phía trước cơ thể - nó là 1 đường cong nhé - từ mũi đi qua cổ, xuống giữa ngực ) tới ngực và tỏa ra đều khắp lồng ngực, tràn đầy, làm lồng ngực căng dần lên.
( Khi khí tràn đầy, đều khắp lồng ngực thì ngực sẽ nở ra và căn lên. Khác với việc gồng cứng. Căng sẽ có cảm giác căng đều, tâm trí vẫn mềm mại. Còn khi gồng phải có ý thức nén vùng đó lại. )
Khi tới vị trí cuối cùng : Hơi thở vào hết. 2 cổ tay để chùng xuống, bả vai căng về sau ( không chạm tay lên đùi ), lồng ngực nở ra.
Giữ 1 chút xíu trong trạng thái đó.
Sau đó thở 1 hơi dài & đều qua miệng ( như thổi lửa ), đồng thời 2 vai chùng xuống, ngực xẹp dần, 2 bàn tay trả về vị trí cũ - đặt trên đùi ( 2 bàn tay vẫn úp ). Hít thở đều - thư giãn.
Bài tập 2 này là 1 bài tập khí công, nên khi tập bạn cần có những lưu ý nhất định. Không tập quá nhiều lần. Lưu tâm mỗi khi tập, nếu thấy có cảm giác tức, đè nặng, khó chịu thì dừng lại nghỉ ngơi. Không cố gắng quá sức.
Khi tập có cảm giác lồng ngực nở ra - căng đều, thoải mái là đúng. Nếu bị tức ngực, cố gắng gồng lên thì cần thả lỏng & chỉnh lại.
( Nếu cảm giác khó chịu ở tim thì bạn hít 1 hơi, để hơi thở đi vào tim. Cảm giác nạp năng lượng cho tim. Thở ra bằng miệng, xả hết mọi mêt mỏi từ tim. Làm như thế vài lần trước khi tập hít hơi thở vào lồng ngực. )
2 bài tập này cũng góp phần giúp vùng cột sống ở LX 3 trở lại cân bằng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét