Bạn hay nghe mọi người nói về não phải, não trái !!!
chúng là gì ?
và cách thức để kích hoạt mỗi bên hoạt động như thế nào ?
hiệu quả của chúng mang lại ?
Trong bài viết này mình chỉ đề cập đến não phải và 1 số cách sử dụng não phải
Khi não phải hoạt động thì bên não trái bị ức chế hoạt động, và ngược lại... tức là nếu bạn muốn sử dụng não phải thì cần ức chế hoạt động của não trái.
Khi đó, không sử dụng những cách thức của não trái nữa : tính logic, tính trật tự, sự phân tích....
mà thay vào đó là sử dụng những đặc tính của não phải : tính không gian, sự tưởng tưởng, sự mơ màng, sự đồng thời......
1. Tính ngẫu nhiên : Không theo thứ tự, không theo logic, không trật tự, không tính toán trước....
vì não phải có tính ngẫu nhiên nên khi muốn sử dụng nó cần rời bỏ sự tuần tự, logic, liên kết
ex : bạn có thể đặt 2 vật cạnh nhau ( 1 cây bút và 1 cái thước )
đặt ra 1 vấn đề là :
mình sẽ tạo ra 1 vật thể mới từ 2 đồ vật này.
mà không được dùng tới suy nghĩ.
bây giờ bạn chỉ đơn giản ngồi nhìn 2 đồ vật, và chờ đợi những gì hiện lên trong đầu.
Chờ đợi mà không có sự suy nghĩ 1 cách chủ động
có thể những ý tưởng ban đầu không có liên quan gì tới cây thước và bút nhưng bạn xác định lại câu hỏi và lại tiếp tục chờ đợi
2. Tính trực giác : Trực nhận, cảm giác, đột ngột, tự động, bất ngờ, bước nhảy lớn....
tính cảm nhận khác với sự tư duy
khi bạn cảm nhận là đang ở thời điểm hiện tại,
cảm thấy cái gì, và nêu cái đấy lên. không qua tư duy, suy nghĩ
lưu ý ấn tượng đầu tiên
Nhận thấy mà không cần suy nghĩ. Trong nháy mắt
3. Tính tổng thể : Sự bao quát, tính không gian, sự bao quanh, tính ngữ cảnh....
khi bạn nhìn 1 bức tranh, hay đi trên đường, hay đang làm 1 việc gì đó
thường tâm trí sẽ bị thu hút vào 1 điểm cụ thể.
đó là "Tiêu điểm cứng"
bạn có thể tập cho tâm trí của mình lúc nào cũng tràn ngập 1 thể tích không gian xung quanh
cảm nhận 1 vùng không gian 1 lúc chứ không phải là 1 điểm
Không có sự chú tâm cụ thể vào 1 điểm
Quan sát ngữ cảnh
Chú ý vào tính toàn thể, ngay lập tức 1 vùng không gian.
Không phân biệt trước sau.
Không có định hướng về sự di chuyển của mắt
Dường như mắt không cần di chuyển nữa
Chỉ trong 1 lần, 1 sự ngay lập tức nó đã cảm nhận thấy tất cả .Đồng thời
4. Cảm nhận : Cảm xúc, cảm thấy....
tự hỏi mình đang có cảm giác gì ?
cảm nhận gì ở các giác quan ?
5. Óc tưởng tượng : Mơ mộng, mơ màng, tình cảm, nhẹ nhàng, mềm mại, thích hình ảnh, kí hiệu, mô hình....
tưởng tượng khung cảnh khi đọc truyện
tập hoà nhập với những khung cảnh mình thích : là cái cây, con suối, sông hồ.....
tưởng tượng mình chu du ở khung cảnh của bức tranh, ảnh khi nhìn
6. Phóng khoáng : Tự do, không câu nệ, không chấp nhặt, gò bó, dễ thông cảm, sẵn sàng chấp nhận thử thách.....
chấp nhận nhiều đáp số cho 1 vấn đề
để bản thân luôn mới mẻ,
tìm kiếm những nét mới
7. óc hài hước : Ngộ nghĩnh....
Đọc truyện cười
8. Óc tò mò : Thích tìm tòi......
không giới hạn sự tìm hiểu bản thân
9. Hăng hái : Nhiệt tình, cởi mở, lạc quan,lòng say mê .........
tích cực thử nghiệm, tham gia nhiều hoạt động
10. Hội họa : Màu sắc, bố cục.............
làm quen nhiều hơn với hội hoạ
11. Âm nhạc : Sự nhịp nhàng..........
cảm nhận ấn tượng do bản nhạc mang lại khi nghe
tưởng tượng khung cảnh, hình ảnh do bản nhạc gợi nên
đoán hướng của giai điệu sẽ chuyển động
12. Tính đồng thời
sự việc xảy ra ngay lập tức, đồng thời, không phân trước sau
Dựa vào những tính chất trên của não phải, chúng ta sẽ tìm được các phương pháp kích hoạt sự hoạt động của não phải
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét