Việc học của học sinh sẽ có hiệu quả hơn nếu giáo viên kết hợp được phương pháp dạy của mình với cách thức học của các em.
Định nghĩa cách học
Cách học bắt nguồn từ đâu?
Tại sao giáo viên cần nắm bắt cách học của học sinh?
Có những cách học nào?
Những cách dạy và hoạt động nào phù hợp với các kiểu học khác nhau?
Định nghĩa cách học
Ellis (1985) miêu tả cách học như là cách thức cố định mà người học tiếp nhận, có khái niệm, sắp xếp hoặc nhớ lại thông tin.
Cách học xuất phát từ đâu?
Kiểu học của học sinh bắt nguồn từ sự di truyền, từ kinh nghiệm học mà các em đã có trước đó, từ yếu tố văn hóa và xã hội mà các em đang sống.
Tại sao giáo viên cần phải biết về cách học của học sinh?
Sue Davidoff và Owen van den Berg (1990) đưa ra 4 bước: lên kế hoạch, dạy/ hành động, quan sát và phản hồi. Dưới đây là hướng dẫn cho mỗi bước:
Học sinh sẽ học tốt hơn và nhanh hơn nếu như cách dạy phù hợp với kiểu học của các em.
Khi việc học của học sinh tiến triễn tốt thì sự tự tin cũng sẽ tiến triễn theo; và điều này sẽ có tác động tích cực đối với việc học của các em.
Những học sinh đã từng chán học có thể sẽ trở nên thích thú đối với việc học.
Mối quan hệ thầy trò có thể sẽ phát triển tốt một khi học sinh thành công và yêu thích việc học hơn.
Có những cách học nào?
Có nhiều cách để xác định cách thức học. Dưới đây là một vài cách phân loại mà các nhà nghiên cứu đã tìm ra:
Bốn dạng thức
(bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Bandier, R và Grinder,J trên lãnh vực của chương trình Neuro – Linguistic Programming)
Học sinh có thể thích cách học qua trực quan nhìn, nghe, di chuyển hoặc sờ mó.
Những em nào có kiểu học qua trực quan nhìn thì sẽ …
….nhìn vào mặt giáo viên một cách chăm chú.
… thích nhìn các trang trí trên tường.
… thường nhận diện chữ qua những gì nhìn thấy.
… thường dùng bảng liệt kê để sắp xếp ý tưởng.
… nhớ lại thông tin bằng cách nhớ cách thông tin đã được sắp xếp trên trang giấy.
Những học sinh nào có cách học bằng trực quan nghe thì sẽ…
… thích giáo viên hướng dẫn bằng lời nói.
… thích hội thoại, thảo luận hoặc đóng kich.
… giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận về nó.
… dùng vần điệu và âm thanh như là phương tiện hổ trợ trí nhớ.
Những học sinh nào có cách học bằng sự di chuyển thì sẽ ….
… học tốt khi nào các em được tham gia hoạt động
… cảm thấy khó khăn khi phải ngồi yên lâu
… sử dụng động tác để hổ trợ trí nhớ
Những học sinh nào có cách học qua va chạm đồ vật sẽ…
… dùng chữ viết và tranh vẽ để hổ trợ trí nhớ
… học tốt khi thực hiện các hoạt động dùng tay như lập kế hoạch hoặc thực hiện các minh họa
Thiên hướng độc lập và thiên hướng không độc lập
Nhóm học sinh có thiên hướng độc lập:
Các em dễ dàng tách biệt các yếu tố quan trọng ra khỏi một tổng thể hay các vấn đề rắc rối và có khuynh hướng tự thân vận động và độc lập trong suy nghĩ khi giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các em thường không tinh tế lắm trong các mối quan hệ giao tế.
Nhóm học sinh có khuynh hướng không độc lập:
Việc tách biệt các thành phần trong một tổng thể sẽ khó khăn hơn đối với các em. Các em thường dựa vào ý tưởng của người khác khi giải quyết các vấn đề và thường khéo léo trong các mối quan hệ giao tế.
Điều khiển bởi não trái và điều khiển bởi não phải
Những học sinh mà não trái chiếm ưu thế thì…
…thiên về trí tuệ
…xử lý thông tin một cách chi tiết theo trình tự.
….có khuynh hướng khách quan
….thích các thông tin đã được chính xác hóa, rõ ràng
….dựa vào ngôn ngữ để suy nghĩ và nhớ
Những học sinh mà não phải chiếm ưu thế thì …
….thiên về trực giác
…. xử lý thông tin theo tổng thể
…. có khuyng hướng chủ quan
…. thích các thông tin khó và chưa dứt khoát.
… dựa vào hình ảnh, thao tác để suy nghĩ và học
Bốn cách học theo định nghĩa của McCarthy
McCarthy (1980) miêu tả học sinh theo các nhóm :sáng kiến, phân tích, bình thường, và năng động.
Những học sinh thuộc nhóm sáng kiến thì sẽ ….
…. tìm kiếm những điều có ý nghĩa riêng cho mình trong khi học
…. dựa trên sự đánh giá của mình trong quá trình học
….thích các tương tác xã hội
….có tính hợp tác
….muốn làm cho thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn
Những học sinh thuộc nhóm phân tích…
….mong muốn phát triển năng lực trí tuệ trong quá trình học
….dựa trên cơ sở lập luận trong khi học.
…. kiên nhẫn và hay tư duy
…hay tìm tòi những điều quan trọng để bổ sung vào kiến thức của thế giới.
Những học sinh thuộc nhóm bình thường …
…. muốn tìm giải pháp cho vấn đề
…đánh giá sự vật nếu thấy chúng có ích lợi
….thích hoạt động
… thực tế và thẳng thắn
… thích tác động vào sự việc để làm cho nó xảy ra
Những học sinh thuộc nhóm năng động…
…. hay tìm kiếm các khả năng tiềm ẩn
….xét đoán vấn đề qua phản ứng bản năng hơn là dựa trên suy nghĩ.
.... tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
….nhiệt tình và có óc mạo hiểm
Những phương pháp dạy học nào phù hợp các kiểu học khác nhau?
* 4 dạng thức
Đối với nhóm học sinh có kiểu học bằng trực quan nhìn:
- Sử dụng nhiều dụng cụ trực quan trong lớp học. Ví dụ bày trí các tranh lớn trên tường, dùng vật thật, các thẻ ghi chú, các đồ họa…
Đối với nhóm học sinh có kiểu học bằng trực quan nghe:
- sử dụng các băng ghi âm và ghi hình, kể truyện, dùng các bản nhạc, bài vè, các bài thuộc lòng và luyện tập nói.
- tạo điều kiện cho học sinh làm việc theo đôi hoặc nhóm nhỏ thường xuyên
Đối với nhóm học sinh có kiểu học bằng sự chuyển động:
- sử dụng các hoạt động thân thể, thi đua, các môn chơi trên bàn cờ, các hoạt động đóng vai…
- xen kẻ các hoạt động yêu cầu học sinh ngồi yên với các hoạt động cho phép các em di chuyển và hoạt động.
Đối với nhóm học sinh có kiểu học qua việc va chạm đồ vật:
- sử dụng các hoạt động với bảng (board) hoặc các thẻ, dùng các minh họa, làm kế hoạch, đóng vai…
- dùng các hoạt động trong khi nghe hoặc đọc, ví dụ như là điền vào bảng biểu trong khi nghe một hội thoại, hoặc gắn tên vào biểu đồ trong khi đọc.
* Thiên hướng độc lập và thiên hướng không độc lập
Đối với những học sinh có thiên hướng độc lập:
Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập
Đối với những học sinh có thiên hướng không độc lập:
Cho học sinh thực hiện các hoạt động theo cặp hoặc nhóm nhỏ
Điều khiển bởi não trái và não phải
Đối với nhóm học sinh được điều khiển bởi não trái:
- Hướng dẫn và giải thích bằng lới nói
- Tổ chức các hoạt động qua đó học sinh có thể tìm ra câu trả lời đúng
Đối với nhóm học sinh được điều khiển bởi não phải:
- viết các chỉ dẫn và đồng thời dùng lời nói
- Minh họa những điều học sinh sẽ làm
- Ra hướng dẫn, cấu trúc rõ ràng cho các bài tập
- Thiết lập các hoạt động mở không có câu trả lời dứt khoát đúng.
- Sử dụng các vật thật và những gì học sinh có thể thao tác trong khi nghe.
- Thỉnh thoảng cho học sinh trả lời bằng cách vẽ
4 cách học theo định nghĩa của McCarthy
* Học sinh thuộc sáng kiến:
- Dùng các hoạt động học tập có tính hợp tác và những hoạt động mà qua đó học sinh sẽ phải đưa ra những phán đoán có giá trị.
- Yêu cầ học sinh trình bày quan điểm và suy nghĩ của các em.
* Học sinh thuộc nhóm phân tích:
Dạy cho các em cơ sở lập luận.
*Nhóm học sinh thuộc nhóm bình thường:
Sử dụng các hoạt động nhắm vào giải quyết vấn đề
*Nhóm học sinh năng động:
- Yêu cầu các em nói về cảm tưởng của mình.
- Sử dụng các hoạt động có tính thử thách
Trên cơ sở thay đổi các hoạt động trong các bài dạy, giáo viên chắc chắn sẽ đáp ứng được đối tượng học sinh với những kiểu học khác nhau ở một chừng mực thời gian nhất định.
http://www.teachingenglish.edu.vn/vi-VN/Kinh-nghiem-giang-day/Trung-hoc/Cach-hoc-va-viec-day-hoc-hieu-qua.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét