Khi soạn giáo án bạn mất bao nhiêu thời gian tính đến việc chia nhóm theo cách nào để thực hiện các hoạt động của giáo án? Bạn có tính đến việc mình đã cân đối giữa các hình thức tổ chức lớp theo cặp, nhóm, cả lớp và từng cá nhân học sinh hay chưa? Nếu soạn các hoạt động để học sinh thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm, bạn có để cho học sinh tự quyết định việc các em sẽ thực hiện hoạt động với ai hay chính bạn sẽ là người quyết định?
Phần chia sẻ kinh nghiệm sau đây hướng vào các thuận lợi và khó khăn của 3 cách chính khi chía nhóm. Các cách này là: để học sinh tự chọn nhóm, chia nhóm 1 cách ngẫu nhiên và chính giáo viên chọn thành viên cho nhóm. Có thể bạn sẽ cảm thấy không có cách nào là phương án tốt nhất cho tất cả các nhóm, nhưng có thể bạn sẽ dùng cả 3 cách vào các thời điểm khác nhau tùy vào đối tượng học sinh của mình và tùy vào hoạt động mà mình đã chọn.
Cho học sinh tự chọn nhóm
Nếu để cho học sinh tự chọn các thành viên của nhóm của mình thì có khả năng một số học sinh cứ mãi cùng thực hiện hoạt động với nhau. Tương tự như vậy, nếu để cho học sinh tự quyết định chỗ ngồi trong lớp thì các em sẽ luôn ngồi ở 1 vị trí nhất định.
Nguy cơ khi để học sinh tự chọn các bạn mà các em thích để cùng thực hiện hoạt động là sẽ không tạo được sự thay đổi trong lớp và từ đó tình trạng kết bè phái trong lớp sẽ xảy ra. Việc này về lâu về dài sẽ không có lợi cho nhóm theo quan điểm là 1 tập thể. Không nhất thiết là chỉ có bạn bè thân thiết mới luôn hoạt động tốt với nhau, vì vậy mặc dù thỉnh thoảng để cho học sinh tự chọn nhóm, có lẽ bạn đừng luôn luôn để các em tự quyết định việc này.
Paul Seligson, 1 tác giả nổi tiếng về lĩnh vực dạy Tiếng Anh như 1 ngoại ngữ, mới đây đã thực hiện 1 hội thảo về quản lý lớp trong 1 hội nghị ở Barcelona. Quan điểm của ông là không bao giờ để cho học sinh kết thành các nhóm cố định. Ông cho rằng việc này sẽ không có lợi cho việc tạo sự năng động của lớp và tôi hoàn toàn đồng ý với ông về điều này.
Cũng theo ông, cần cho học sinh di chuyển vòng quanh lớp và thậm chí các em không được ngồi cùng 1 chỗ vào 2 buổi học. Trên lớp ông có 1 áp phích ghi dòng chữ ‘Xin vui lòng dời chỗ sau mỗi buổi học. Nếu các em không thực hiện, tôi sẽ dời chỗ các em. Cuộc sống rất ngắn ngủi, hãy di chuyển đi’. Cũng giống như người lớn, các học sinh nhỏ có khuynh hướng ngồi tại 1 chỗ và hoạt động với cùng 1 số bạn, và cho dù đôi khi các em rất ngại phải dời chỗ thì việc trộn các nhóm lại, nhìn chung là có lợi cho học sinh.
Chia nhóm 1 cách ngẫu nhiên
Ưu điểm lớn của việc chia nhóm 1 cách ngẫu nhiên là nó công bằng cho tất cả học sinh. Nếu muốn chia nhóm 5 học sinh để thực hiện 1 hoạt động, hãy tính xem sẽ có bao nhiêu nhóm trong tổng số học sinh trong lớp. Nếu lớp có 20 học sinh tức là sẽ có 4 nhóm, vậy là sẽ gọi số cho mỗi học sinh từ 1 đến 4. Sau đó cho tất cả học sinh có số 1 làm thành 1 nhóm, các em có số 2 thành 1 nhóm, tất cả số 3 thành 1 nhóm .... Nếu có học sinh lẽ thì vài nhóm sẽ có thêm 1 học sinh nữa. Cách làm này rất đơn giản, nhưng đối với 1 giáo viên mới thì có thể sẽ mất thời gian cho việc chia nhóm theo cách này!
Những cách khác để chia nhóm hoặc cặp 1 cách ngẫu nhiên là dùng các thẻ màu khác nhau, và tất cả học sinh có thẻ màu vàng sẽ thành 1 nhóm, học sinh có thẻ màu xanh thành 1 nhóm…Tôi cũng đã nhìn thấy cách chia nhóm bằng cách ném con súc sắc trông có vẻ khá phức tạp hoặc dùng các thẻ bài nhưng tôi thì chưa thực hiện cách này bao giờ. Nếu bạn cảm thấy cách làm đó thích hợp thì hãy thử xem.
Chính giáo viên là người chọn nhóm
Có thể có những lúc bạn muốn chính mình là người sẽ chọn học sinh cho nhóm để thực hiện 1 vài hoạt động. Có thể bạn sẽ muốn trộn lẫn học sinh giỏi và học sinh yếu với nhau hoặc cho tất cả học sinh giỏi vào chung 1 nhóm cho 1 hoạt động nào đó.
Có thể học sinh biết rõ lý do tại sao bạn chọn nhóm theo cách đó, do đó bạn có thể giải thích cho các em biết cách chia nhóm của mình hoặc có thể không phải giải thích gì cả. Nếu như bạn chọn nhóm theo khả năng học sinh, những học sinh độ tuổi thanh thiếu niên sẽ nhận ra cách làm này của bạn rất nhanh, vì thế có thể bạn cần nghĩ cách giải thích với các em về cách chia nhóm của mình trước khi bắt đầu.
Dù bạn chọn chia nhóm theo cách nào thì đó cũng là điều cần phải xem xét trong bước chuẩn bị. Giáo viên luôn là người sau cùng cho biết sẽ chia nhóm theo kiểu nào, vì thế cho dù học sinh của bạn có sức thuyết phục thế nào đi nữa, thì bạn nên là người đưa ra quyết định về cách chia nhóm.
By Jo Budden
http://www.teachingenglish.edu.vn/vi-VN/Kinh-nghiem-giang-day/Trung-hoc/Cac-cach-chia-nhom.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét