Người đi đâu :
http://baicadicungnamthang.net/dan-ca/nguoi-di-dau-2
Trước ngày hội bắn :
https://www.youtube.com/watch?v=cWEU8ydMlks&list=UUbp1FaSpDIdnmgG73ycDrPQ
Câu hò bên bờ Hiền Lương :
http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/cau-ho-ben-bo-hien-luong-6
“Thủ khoa hát”
Khi tiếng súng toàn quốc kháng chiến (năm 1946) bùng nổ, thì cô bé Lê Hằng mới 11 tuổi. Nhà nghèo ở Hà Nội, Lê Hằng đã phải làm nghề đan áo len thuê, mỗi ngày được một đồng rưỡi tiền Đông Dương giúp gia đình. Trong thời gian làm thuê kiếm sống ở các phố cổ, Lê Hằng không chỉ khéo tay, hay làm mà còn có giọng hát trời cho, cộng với khuôn mặt xinh xắn, tính tình lại đoan trang nên luôn được mọi người quí mến. Hễ cửa hiệu nào có cô đến là ở đó không khí nhộn nhịp, vui vẻ hẳn lên.
Với chất giọng cao vút, trong trẻo và đang độ xuân sắc, năm 18 tuổi, Lê Hằng mạnh dạn đăng ký tham gia cuộc thi hát do thành phố Hà Nội tổ chức vào năm 1953. Thật bất ngờ, các ca khúc như: Suối Mơ, Trương Chi, Tan Tác… của các nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Cao, Hoàng Giáp, do cô thể hiện, đã giành số điểm cao tuyệt đối. Cô trở thành “Thủ khoa hát” đầu tiên của Hà Nội thời ấy. Bước ngoặt cuộc đời của cô gái nghèo Hà Nội cũng được bắt đầu từ đây.
Hồi đó, để giành và giữ khán giả về mình, hầu hết các chủ rạp lớn như: E-DEN, Matestich, Long Biên… đã có cách biểu diễn văn nghệ trước khi chiếu phim. Lê Hằng nổi lên như một ngôi sao trong các buổi chiếu phim. Khi áp phích, quảng cáo dán ở trước cửa rạp có tên Lê Hằng, thì lập tức rạp không còn đủ vé để bán. Trong ngày, cô thường phải đi biểu diễn luân chuyển ở các rạp chiếu bóng với tần suất từ 5 đến 7 lần. Một điều thú vị là, phần đông thanh niên Hà Nội lúc đó họ đều đổ xô đến các rạp, không hẳn để xem phim mà chính là để xem Lê Hằng biểu diễn, khi cô sang rạp khác thì có khá đông người sang theo.
Nghe hát, phỉ phải buông súng quy hàng
Năm 1955, Lê Hằng được tuyển vào đội văn công của Sư đoàn 312, đến năm 1957 về Đoàn văn công quân khu Việt Bắc (nay là Đoàn nghệ thuật Quân khu 1). Suốt 30 năm gắn bó với công tác nghệ thuật trong quân đội, NSƯT Lê Hằng luôn chiếm được cảm tình và sự mến mộ của đông đảo khán giả trong và ngoài nước.
Đặc biệt, trong lần đi biểu diễn cho bộ đội đang tiễu phỉ ở Đồng Văn, Hà Giang năm 1959 (lúc đó Lê Hằng 24 tuổi). Thấy cô hăng hái xung phong đi phục vụ nơi tuyến đầu, ban lãnh đạo của đoàn không khỏi có những băn khoăn. Nếu không có Lê Hằng thì chương trình biểu diễn của đoàn khó sẽ thiếu một diễn viên “sô lít”, mà để cô đi đến miền biên cương xa xôi thì lại lo quá sức chịu đựng đối với một cô gái mảnh mai người Hà Nội. Thế rồi cô được chấp nhận, hơn 4 tháng vượt qua “chín tầng mây, ba tầng cổng trời”, lội suối, trèo đèo, Lê Hằng đã có chuyến thâm nhập thực tế thành công ngoài mong đợi.
Hôm đó, tại một thung lũng trên cao nguyên đá Đồng Văn, chương trình ca, múa, nhạc, kịch, tuyên truyền nhân dân thực hiện “3 không” (không nghe, không tin, không theo phỉ) và vận động những người lầm lỗi quay trở về với cuộc sống lương thiện. Khi biết tin có văn công quân đội về, bọn đầu sỏ phỉ đã sai 2 tên mang theo súng giấu trong người, trà trộn giữa đám đông, với ý đồ sẽ bắn chết bộ đội văn công trong lúc đang biểu diễn.
Nhưng không ngờ các tiết mục của đoàn quá hay, không những khán giả hoan nghênh nhiệt liệt mà cả hai tên phỉ cũng bị hút hồn. Đến khi đoàn diễn xong vở kịch Về với Cụ Hồ của tác giả Tuấn Long, đặc biệt sự xuất hiện của ca sĩ Lê Hằng trong bộ trang phục thiếu nữ Mông sặc sỡ, với chiếc ô quay đều đều trong điệu nhạc, lời ca Người Mèo ta biết ơn Cụ Hồ mang đậm chất liệu dân ca Mông trở thành đỉnh điểm nghệ thuật của đêm diễn.
Tiếng hát của Lê Hằng bay cao, bay xa, như thấm vào tận từng vách đá. Sau buổi biểu diễn, mọi người không về ngay mà lưu luyến vây quanh các diễn viên. Cũng chính lúc đó, hai tên phỉ đã quỳ xuống, nộp súng cho bộ đội văn công và hứa từ nay sẽ không đi theo bọn xấu nữa, mà quay trở về quê hương làm ăn lương thiện.
Sau này Lê Hằng càng nổi danh khi chị biểu diễn các ca khúc như: “Trước ngày hội bắn”, “Nguyễn Văn Trỗi”, “Con bò và chiếc xe quệt”. Năm 1962, lần đầu tiên chị đoạt Huy chương vàng tại hội diễn dân ca toàn miền Bắc. Tiếp đó, chị giành thêm nhiều huy chương trong các lần hội diễn ca múa nhạc toàn quân, toàn quốc.
Và Lê Hằng cũng là lớp diễn viên đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 1985, tuổi đã cao, diễn viên Lê Hằng mới rời sàn diễn, về nghỉ hưu tại nhà B1, phòng 405, phường Nghĩa Tân (Hà Nội), cho đến nay bà vẫn tích cực tham gia hoạt động các phong trào của hội CCB thành phố.
Link :
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/91/8335/print/Default.aspx
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét