Tôi từng suy nghĩ trong 1 thời gian dài về ý tưởng :
Đọc là như thế nào ? Và đọc thế nào để hiệu quả ?
Từ xưa, Trang Tử đã từng nói : Được cá quên nơm, được ý quên lời...
Việc đọc của chúng ta chính yếu để nắm được ý nghĩa của từ ngữ - cảm nhận chúng và đi đến ứng dụng vào thực tế.
Đọc chính là để hưởng thụ. Khi đọc, chúng ta thấy được cái hay, cái đẹp trong trang sách. Chúng ta cảm nhận được sự vui vẻ, khám phá ra được rất nhiều điều thú vị mà trước đây mình chưa biết.
Đọc không phải là để thêm vào, tích lũy ngày càng nhiều thông tin. Mà là 1 quá trình ít đi - Đọc để giải tỏa. Để thấy mọi việc trở nên ngày càng hài hòa, sống động hơn. Ít đi những khó hiểu, ít đi những thắc mắc.
Khi đọc sách, tôi thường có 1 cảm giác sung sướng khó tả. Như 1 sự rung động sâu sắc đến từ trái tim.
Tôi không nhớ từng từ, từng câu trên trang sách nhưng có thể hiểu, cảm nhận được những gì tác giả đang viết. Những từ ngữ, câu văn không còn tồn tại tách rời, riêng lẻ nữa. Mà được tổ hợp lại, biến thành những chuỗi ý nghĩa sinh động. Giống như 1 quá trình giải mã thông tin và mã hóa lại thành 1 bức tranh mới - hoàn chỉnh, sinh động hơn.
Bắt đầu đọc, tôi luôn biết mình cần gì, và tìm gì. Rồi để đôi mắt lướt đi trên trang sách - như 1 chú chim bay trong không trung - đi tìm kiếm những thông tin để giải đáp các thắc mắc và bổ sung vào những điều mình cần biết.
Để giải tỏa những sự tò mò, khó hiểu trong tâm trí...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét