Ở một bữa tiệc búp-phê, người đầu bếp nấu rất nhiều món, chủng loại phong phú hòng có thể bao phủ hết khẩu vị của mọi người. Thực khách sẽ lượn lờ quanh các món ăn, tự chọn cho mình lấy thức ăn hợp khẩu vị, lấy ra lượng vừa với cái dạ dày của mình rồi tự phục vụ lấy.
Thông thường, tỉ lệ hài lòng với bữa tiệc thường rất cao, ít người chê rằng kiểu như ‘đầu bếp ở đây không biết nấu nướng gì cả’. Lý do có vẻ đơn giản, nếu coi một bữa tiệc gồm nhiều khâu: nấu nướng, thưởng thức, trang trí phòng ăn, âm thanh, ánh sáng, vị trí bàn ghế v.v.; thì với bữa tiệc búp-phê, người thực khách tham gia tích cực vào quy trình, tự tổ chức đồ ăn ưa thích, liều lượng vừa đủ, chọn chỗ ngồi thích hợp.
Sự tham gia và tính cá nhân hóa sẽ góp phần nâng cao chất lượng tổng thể của bữa tiệc. Thực khách sẽ thấy hài lòng hơn. Trong khi đó, theo lối ăn uống truyền thống của ta (như đi ăn cưới chẳng hạn), món ăn được chọn sẵn bởi gia chủ, thực khách rất thụ động trong việc thưởng thức; họ chẳng có quyền hành gì trong việc chọn món ăn nào.
Họ chỉ có thể dùng hoặc không dùng các món trong danh sách rất ngắn các món được chọn trước. Tuy vậy, rõ ràng là làm một bữa tiệc búp-phê khó khăn hơn nhiều so với cách làm truyền thống, vì nó đòi hỏi không chỉ một sự hiểu biết rộng rãi các món ăn và khẩu vị khác nhau của các vùng miền khác nhau, đối tượng khác nhau mà còn phải có khả năng làm được các món ăn đó. Trình độ đầu bếp còi thì không làm được cái búp-phê nào ra hồn!
Nhà trường hoặc nhà giáo trong chừng mực có thể có thể cho phép người học tự do hơn trong việc lựa chọn các môn học, khóa học và phương pháp học phù hợp với từng người. Như thế, không những nó có khả năng đạt hiệu quả cao nhất (vì nó cá nhân hóa nhiều nhất) mà còn giao cho người học quyền tự quyết các vấn đề trọng đại của mình.
Link :
http://duongtrongtan.wordpress.com/2012/03/15/m%E1%BB%91i-quan-h%E1%BB%87-bi%E1%BB%87n-ch%E1%BB%A9ng-gi%E1%BB%AFa-dewey-va-bup-phe/
Bình luận :
1. Học sinh có thể tự chọn chủ để mình yêu thích để học trước
2. Tốc độ học tập của học sinh được tự do hơn
3. Không nhất thiết phải học theo tuần tự như trong sách
4. Học sinh được học theo phong cách riêng của mình
5. Được quyền học tập cá nhân hoặc tham gia nhóm
6. Được nhận sự trợ giúp từ nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau : Giáo viên, Tài liệu, Bạn học, Video, Computer...
7. Học sinh sẽ được phát huy thế mạnh của mình
8. Dạy bạn học khác và học từ chính các bạn cùng lớp của mình
9. Xây dựng tinh thần làm việc độc lập, hỗ trợ lẫn nhau
...
Cách tổ chức :
A. Theo kiểu đơn luồng :
1. Học sinh tìm câu hỏi
2. Giáo viên chọn ra 1 câu
3. Tất cả các học sinh cùng tìm câu trả lời
4. Giáo viên ghi bằng System writing lên bảng
5. Go to :2.
6. Khi tất cả các câu hỏi ở bước 2 đều hết. Go to :1
B. Theo kiểu đa luồng
Xem bài : Phương pháp dạy học đa cấp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét