Tư duy tạo nên những rung động, và cơ thể vốn cũng đang có những rung động của riêng nó.
Khi tư duy, bạn tạo ra những rung động mới.
Bằng cách cảm nhận những rung động đang có của cơ thể.
Nương theo những rung động đó để tạo ra luồng suy nghĩ theo nhịp điệu sẽ tránh được hiện tượng đụng độ tư duy.
Khái niệm Collision trong Tin học - Khả năng đụng độ khi truyền dữ liệu - Nhiều dữ liệu được truyền đi cùng lúc sẽ gây nên tình trạng xung đột, mất mát, hư hỏng dữ liệu.
Cách thức hoạt động của bộ não cũng tương tự. Khi tâm trí rơi vào tình trạng mất tập trung ( Đang có nhiều rung động riêng, nhiều luồng suy nghĩ khác đang tồn tại sẵn ), chúng ta thêm vào các suy nghĩ mới. Điều đó làm tăng tình trạng xung đột, khả năng đụng độ thông tin ( Stress )
Đó là lý do tại sao khi bạn mất tập trung thì rất khó để học tập hay ghi nhớ kiến thức mới.
Ngay cả trong trạng thái bình thường, trên nền cơ thể & tâm trí vốn đã có nhiều căng thẳng, xung đột ở mức độ nhẹ - Giống như dòng sông bị rác ngăn trở dòng chảy của nước.
Khi bạn thiền định, số lượng các suy nghĩ, rung động giảm xuống. Cơ thể đi sâu vào trong trạng thái thư giãn. Tạo thuận lợi cho việc học tập và ghi nhớ.
Khi suy nghĩ - tâm trí tạo nên 1 kích thích đối với cơ thể - Suy nghĩ, cảm giác về sự sợ hãi hay vui vẻ dều được cơ thể đáp trả bằng cách tiết ra các hóa chất khác nhau nhằm đưa cơ thể trở lại trạng thái thăng bằng.
Những kích thích của suy nghĩ ở mật độ, cường độ cao sẽ bị tích tụ lại ở những vùng khác nhau trên cơ thể vật lý - gây nên tình trạng nhức mỏi, xơ xứng các bộ phận của cơ thể.
Trở lại ý chính của chủ đề này.
Làm sao để lợi dụng những kích thích tư duy để thêm vào các suy nghĩ mới khi học tập.
Mình xin lấy 1 ví dụ về truyền dữ liệu của bộ đàm :
Half duplex communication : Dữ liệu chỉ có thể được truyền theo cả 2 chiều nhưng tại 1 thời điểm thì chỉ có thể truyền theo 1 chiều.
Khi tâm trí đang có 1 kích thích ( rung động ). Bạn suy nghĩ ( tạo thêm 1 kích thích mới ). Điều đó tạo nên xung đột thông tin. Kết quả sẽ rất khó nhớ thông tin ( kích thích ) mới được thêm vào.
Làm sao để có thể biết được khi nào thì đường truyền của não bộ là rãnh ?
- Nhờ vào cảm nhận ^_^.
Bộ não hoạt động cũng như hệ điều hành của máy tính. Chỉ 1 xử lí được thực hiện trong 1 thời điểm. Bạn có cảm giác hệ điều hành là đa nhiệm ( Nhiều phần mềm chạy cùng 1 lúc mà không có cảm giác bị giật )
Tranh thủ những lúc bộ não rãnh ( Thời điểm nó không có kích thích ), lúc đó bạn tạo ra 1 kích thích ( cử động, suy nghĩ ).
Kích thích của bạn tạo ra ở khoảnh khắc tâm trí rãnh rỗi, sẽ được não bộ xử lí 1 cách tốt nhất.
Để cảm nhận được tình trạng bận - rãnh của não bộ không khó lắm.
Khi càng đi sâu vào thiền định. Bạn sẽ cảm nhận được tất cả những rung động trong các bộ phận trên cơ thể.
Để những rung động đó lắng xuống, cơ thể sẽ ngày càng đi sâu hơn vào trạng thái thư giãn - lắng đọng.
- Bạn cảm nhận những rung động đang xảy ra trong tâm trí. Và chọn các khoảnh khắc 1 kích thích tâm trí đang dịu xuống, để nhập thông tin vào - sẽ tạo được năng suất hoạt động cao nhất cho não bộ.
- Thiền định làm những kích thích, xung đột trong tâm trí & cơ thể vật lý giảm xuống. Đưa cơ thể vào trạng thái bão hòa - thông suốt năng lượng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét