By : Arthur W. Chickering và Zelda F. Gamson
1. Khuyến khích tương tác thầy-trò :
Việc tiếp xúc thường xuyên giữa thầy và trò trong cũng như ngoài lớp học là yếu tố quan trọng nhất trong việc động viên và thu hút sinh viên vào các hoạt động học tập. Người thầy quan tâm đến việc trợ giúp sinh viên vượt qua được những khó khăn để bước tiếp. Việc quen biết các giảng viên có thể giúp gia tăng sự gắn bó với học thuật và khuyến khích họ suy nghĩ về các giá trị riêng của họ cũng như các kế hoạch trong tương lai.
- Ấn định thời gian tiếp xúc sinh viên tại nơi làm việc
- Tổ chức gặp gỡ sinh viên ngoài giờ lên lớp hoặc tham dự các hoạt động của sinh viên.
- Cố gắng nhớ tên càng nhiều sinh viên càng tốt
- Giúp sinh viên giải quyết các thắc mắc nằm trong lẫn ngoài chương trình dạy
- Tư vấn cho sinh viên về chương trình học và nghề nghiệp, quan tâm giúp đỡ những sinh viên cá biệt
- Khuyến khích sinh viên về chương trình học và nghề nghiệp, quan tâm giúp đỡ những sinh viên cá biệt
- Khuyến khích sinh viên trình bày quan điểm riêng và tham gia vào các buổi thảo luận
- Trao đổi riêng lẻ với sinh viên để tìm hiê mục tiêu học tập của họ và chia sẻ kinh nghiệm bản thân
- Khuyến khích sinh viên trao đổi qua hệ thống thư điện tử và các công cụ khác tương tự
- Định kì tổ chức thảo luận trực tuyến cùng sinh viên
- Đến thăm các điểm làm việc nhóm khi có điều kiện
- Mời đồng nghiệp cùng tham gia hướng dẫn môn học
2. Khuyến khích sự cộng tác giữa sinh viên :
Việc học được cải thiện khi làm việc nhóm hơn là một cuộc đua cá nhân. Học tốt, cũng như làm việc tốt, là hoạt động mang tính cộng tác và xã hội, không phải là cạnh tranh và cô lập. Việc chia sẻ ý tưởng và phản hồi ý tưởng của người khác có thể nâng cao khả năng tư duy và hiểu biết sâu sắc.
- Khuyến khích mọi sinh viên cùng tham gia trao đổi tại lớp
- Tổ chức các nhóm học tập và giao đề tài để sinh viên làm việc nhóm
- Tổ chức và khuyến khích sinh viên tự giúp đỡ nhau trong học tập
- Tính đến yếu tố chất lượng hoạt động nhóm khi đánh giá mỗi sinh viên
- Khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động tập thể trong trường
- Xây dựng đề tài để sinh viên làm việc nhóm
- Tổ chức trao đổi giữa sinh viên trong các nhóm qua thư điện tử, điện thoại hoặc các công cụ khác tương tự
- Lập diễn đàn trên mạng để chia sẻ thông tin giữa các sinh viên
- Định kỳ tổ chức thảo luận trực tuyến
3. Khuyến khích học tập tích cực :
Học tập không phải là một môn thể thao dự khan. Sinh viên không học được nhiều nếu chỉ ngồi nghe giảng, ghi nhớ các bài tập cho trước, rồi trả lời chúng. Họ phải nói chuyện về cái họ đang học, viết, lien hệ tới các kinh nghiệm trước đó và áp dụng trong đời sống thực của họ. Họ phải biến cái họ học thành cái của mình.
- Giúp sinh viên liên hệ những điều được học với thực tế
- Cung cấp những tình huống thực để sinh viên phân tích
- Khuyến khích sinh viên đưa ra các đề xuất và hoạt động mới đối với môn học
- Xây dựng các bài tập giải quyết vấn đề dựa trên nhóm sinh viên và tổ chức cho sinh viên báo cáo trước lớp
- Khuyến khích sinh viên tranh luận với giảng viên, với những sinh viên khác và có ý kiến về những nội dung trong tài liệu môn học với thái độ đúng mực
- Đa dạng hóa tài liệu học tập môn học để sinh viên có thể có nhiều lựa chọn
- Xây dựng diễn đàn trên mạng để trao đổi với sinh viên và giữa các sinh viên với nhau
- Tổ chức chia sẻ, giới thiệu các kết quả làm việc tốt của sinh viên trên mạng
- Tổ chức các nhóm làm việc qua thư điện tử, điện thoại, hội thảo trực tuyến
4. Cung cấp phản hồi kịp thời :
Việc nắm được bạn biết cái gì và không biết cái gì sẽ giúp bạn tập trung trong học tập. Sinh viên cần các phản hồi thích hợp về hiệu quả của khóa học. Để bắt đầu, sinh viên cần giúp đỡ trong việc đánh giá các kiến thức và năng lực đầu ra của khóa học. Trong lớp, sinh viên cần có cơ hội thường xuyên để thực hiện và nhận được các gợi ý cải tiến. Trong suốt thời kì học tập, và khi kết thúc khóa học, sinh viên cần cơ hội để suy tưởng (reflection) về những thứ họ học được, cái cần phải biết them và cách thức đánh giá chúng.
- Cho nhận xét vào bài làm của sinh viên, góp ý cách khắc phục lỗi
- Thảo luận về kết quả làm bài của sinh viên trước lớp hoặc với từng sinh viên
- Sử dụng nhiều phương thức đánh giá khác nhau
- Sử dụng các phần mềm đánh giá có cung cấp thông tin phản hồi
- Tổ chức các buổi giải đáp thắc mắc đối với môn học
- Chấm và trả lại bài kiểm tra kịp thời cho sinh viên
- Thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho sinh viên qua thư điện tử
- Thực hiện các bài kiểm tra trước và sau khi kết thúc môn học để giúp sinh viên nhận thấy sự tiến bộ
- Tổ chức các buổi giải đáp thắc mắc trực tuyến với môn học
- Cung cấp lời giải cho các bài kiểm tra sau khi chấm
5. Nhấn mạnh yếu tố thời gian trong công việc (task) :
Thời gian + năng lượng = học tập. Không có sự thay thế cho thời gian cho cho công việc. Việc học cách sử dụng thời gian là một kĩ năng sống còn đối với sinh viên cũng như các công việc chuyên môn khác. Sinh viên cần giúp đỡ để quản lí thời gian hiệu quả. Phân bố khối lượng công việc phù hợp đồng nghĩa với việc học tập hiệu quả của sinh viên cũng như việc dạy học hiệu của đối với giáo viên. Cách thức một trường học xác định kì vọng về thời gian đối với sinh viên, giáo viên, giáo vụ, và các chuyên viên khác có thể thiết lập nền tảng cho sự hiệu quả cao trong công việc của tất cả mọi người.
- Hướng dẫn sinh viên cách sử dụng thời gian hợp lý
- Dành thời gian hợp lý để sinh viên hoàn thành các bài kiểm tra
- Trao đổi với sinh viên về những mất mát nếu họ không tham gia lớp học
- Tổ chức gặp gỡ những sinh viên không thường xuyên đến lớp để tìm hiểu nguyên nhân
- Tránh để mất nhiều thời gian do sử dụng các công nghệ dạy học
- Chú ý quĩ thời gian của các đối tượng sinh viên khác nhau
- Xác định khung thời gian và những kết quả cần đạt được cho mỗi bài học
- Thiết kế qui trình tham gia buổi học hoặc trao đổi qua mạng sao cho ít tiêu tốn thời gian của sinh viên
- Xây dựng qui định về việc sinh viên tham gia học tập hoặc thảo luận qua mạng
6. Đặt kì vọng cao :
Kì vọng nhiều hơn và bạn sẽ gặt hái nhiều hơn. Kì vọng cao rất quan trọng với tất cả mọi người – cả người ít chuẩn bị, người không kì vọng gì vào chính mình, và cả cho người thong minh sang sủa cũng như có động lực cao trong học tập. Việc Kì vọng sinh viên học tốt sẽ trở thành kim chỉ nam cho nỗ lực tự hoàn thiện khi giáo viên và trường học kì vọng vào chính học và thực hiện các nỗ lực khác.
- Cung cấp cho sinh viên chương trình chi tiết của môn học cùng những yêu cầu về bài kiểm tra, hạn phải nộp và thang điểm
- Khuyến khích sinh viên chịu khó học tập và thể hiện năng lực của họ 1 cách cao nhất
- Góp ý cho sinh viên về những mục tiêu học tập họ cần đạt được
- Có lời khen kịp thời về những nỗ lực và kết quả tốt từ sinh viên
- Định kì cải tiến bài giảng theo hướng giúp sinh viên luôn nỗ lực hơn nữa
- Tiếp xúc những sinh viên có hạn chế về năng lực để tìm hiểu và có biện pháp hỗ trợ
- Lưu ý sinh viên chú trọng vào việc nâng cao tri thức hơn là vào điểm số môn học
- Xây dựng bài giảng và cho bài kiểm tra phù hợp với các đối tượng sinh viên
- Đưa lên diễn đàn trên mạng của lớp các bài làm tốt của sinh viên
- Xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được cho mỗi bài giảng
- Tạo điều kiện để sinh viên góp ý về các hoạt động của lớp học
- Khuyên khích sinh viên tham gia vào các hoạt động của môn học
7. Tôn trọng sự khác biệt về năng khiếu và cách học :
Có nhiều cách để học. Mọi người có năng khiếu khác nhau và phong cách học khác nhau khi đến trường. Sinh viên xuất sắc trong phòng seminar có thể rất vụng về trong phòng lab hoặc studio. Sinh viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn có thể không giỏi trong lí thuyết. Sinh viên cần có cơ hội để thể hiện năng khiếu của họ theo cách riêng của họ. Khi đó họ có thể được thúc đẩy việc học theo những cách thức mới mẻ mà không gặp khó khan gì.
- Giới thiệu cho sinh viên những cách thức học tập khác nhau và cho phép sự lựa chọn
- Sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy và hoạt động học tập
- Khuyến khích sự chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm học tập trong sinh viên
- Tổ chức các nhóm học tập sao cho sinh viên có thể bổ trợ lẫn nhau
- Xây dựng các bài tập tình huống với nhiều lời giải khác nhau
- Khuyến khích sinh viên đưa ra các quan điểm khác nhau
- Xây dựng các hoạt động có tính đa dạng và gắn với thực tế
- Chú ý đến sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của sinh viên khi xây dựng bài giảng và thiết kế các hoạt động, các bài kiểm tra
Link : http://duongtrongtan.wordpress.com/2012/04/19/review-b%E1%BA%A3y-nguyen-t%E1%BA%AFc-th%E1%BB%B1c-hanh-t%E1%BB%91t-trong-giao-d%E1%BB%A5c-d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc/
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét