Bằng Điện não đồ, các nhà não học ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não.
Có tất cả 5 loại dạng sóng não: Beta, Alpha, Gamma, Theta và Delta.
1. Sóng Beta
C. Maxwell Cade, người Anh, là người thiết lập mô thức Hồi đáp sinh học (biofeedback) đầu tiên, định nghĩa Beta như "Nhịp tỉnh táo bình thường của não kết hợp với hoạt động suy nghĩ hay hoạt động chú ý, tập chú vào thế giới bên ngoài hay giải quyết những vấn đề cụ thể. Sức mạnh của tín hiệu gia tăng bởi lo âu và giảm bởi sự hoạt động cơ bắp." "The normal waking rhythm of the brain associated with active thinking or active attention, focussing on the outside world or solving concrete problems. The strength of the signal is increased by anxiety and reduced by muscular activity."
Sóng này được đo từ 14 đến 30 Hz trong mỗi giây. "Hz" là ký hiệu được dùng để chỉ đơn vị tần số tương đương với chu kỳ 1 giây đồng hồ. Nó là chữ viết tắt của từ "Hertz." Từ Hertz là tên của nhà vật lý người Đức: Heinrich Hertz (1857-1894). Vào thế kỷ 19, ông là người đầu tiên đã khám phá ra sóng ánh sáng phát ra từ radio. Các nhà đo điện não đồ dùng tên của ông để chỉ khoảng cách của sóng não trong một giây đồng hồ.
Đặc tính của sóng não Beta là nói lên những mức độ cao của tiến trình nhận thức bằng suy luận, bằng suy nghĩ phức tạp, và bằng những sự phân biệt dây dưa sâu sắc của ý thức thông qua sự nói thầm trong não, hoặc sự tưởng tượng về đối tượng hay chủ đề mà ta đương thực hành.
Sóng não Beta được kết hợp với sự gia tăng huyết áp và tăng gia sự biến đổi hóa học bên trong cơ thể để cung cấp nhu cầu năng lượng cho cơ thể (metabolism). Sóng não Beta được tính từ 14 đến 30 Hz mỗi giây.
Khi lo âu, tim đập nhanh, hai bên vùng thái dương đập nhanh, thở nhanh, sóng Beta liền được tạo ra. Trong trường hợp này, ta không thể suy nghĩ thẳng ngay vào vấn đề gì.
2. Sóng Alpha
Sóng não Alpha tượng trưng cho ý thức tạm dừng lại vì nó có nương vào một đối tượng. Sóng não Alpha tượng trưng cho ý thức lắng dịu, thư giãn. Sóng này thưa hơn sóng Beta; trung bình từ 9 đến 13 Hz trong 1 giây.
Đặc tính của sóng não Alpha có lời nói thầm, nhưng không có đối thoại thầm lặng bên trong. Nói cách khác là có tầm không tứ. Nó tương xứng với trạng thái tỉnh thức ý thức. Đó là tuy có tỉnh thức, nhưng vẫn còn phân biệt hai bên: có ta và đối tượng của ta. Nhưng đặc biệt, trong tiến trình này không có hoạt động của suy nghĩ; trái lại có hoạt động của ý thức tập chú (focus) vào đối tượng hoặc trí năng tưởng tượng về đối tượng.
3. Sóng não gamma:
Thường là sóng não không đựơc nhắc tới, nó có tần số của nó rất cao; từ 38Hz đến hơn 100hz. Người có loại sóng não này đang ở trong tình trạng vận động cực nhanh (peak performance), hoặc đang ở trong trạng thái tinh thần cực kì hoảng loạn, không kiểm soát đựơc bản thân mình.
4. Sóng não theta :
Có tần số thấp hơn. Thường xuất hiện khi chúng ta ngủ lơ mơ, nửa tỉnh, nửa thức. tần số của nó là từ 4 -8 hz. Ở sóng não theta này, nếu có các hình ảnh xuất hiện trong tâm trí, nó có thể có nhiều mầu sắc, nhưng chúng ta không hiểu đựơc ý nghĩa của nó, vì chúng ta đang ở trong trạng thái vô thức. Nhưng nếu có kết hợp với sóng não alpha, sóng não của trạng thái ý thức, thì chúng ta sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên, vì hiểu. Điều này rất có ý nghĩa trong việc thiền, thư giãn. Sóng não theta này cũng rất có tác dụng cho việc giảm stress.
5. Sóng não delta :
Là sóng não có tần số thấp nhất. Từ 1hz tới 3hz. Sóng não delta thường xuất hiện ở trạng thái mình ngủ sâu, không mơ gì. Thực chất, nó cũng còn có thể xuất hiện khi mình ở trạng thái cực kì tỉnh táo- thấu hiểu, thiền cực sâu, tất nhiên, khi ở trạng thái này, thì mình cũng hoàn toàn thư giãn, vui sướng.
Trạng thái này, não còn tiết ra những hormone tăng trưởng, đó là tại sao, nó còn giúp ích cho việc hàn gắn và trẻ hoá. Sóng não delta khi kết hợp với nhiều loại sóng não khác còn có nhiều lợi ích đa dạng. Nó còn có thể coi như là một ‘’trực giác’’, hay một cảm nhận, một sự thấu hiểu (insight) nào đó về người khác, về môi trường bên ngoài.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét