Hầu hết chúng ta học tập bằng nhiều cách, nhưng chúng ta thường chỉ thích một phương thức hơn phương thức khác. Nhiều người không thể nhận biết được rằng, họ đang học theo một phương thức, bởi vì không có yếu tố bên ngoài nào chỉ cho họ biết họ khác với những người khác. Hiểu được sự khác nhau này giúp ta giải thích được tại sao có người lại chậm hiểu và giao tiếp khó khăn trong khi có người lại thấy dễ dàng, và tại sao chúng ta lại xử lý một tình huống dễ dàng hơn những người khác.
Làm thế nào để bạn khám phá được phương thức học ưa thích của bản thân mình?
Một cách đơn giản nhất để nhận biết được phương thức yêu thích của bạn là nghe những manh mối trong lời nói của bạn, như những cách thể hiện đã nêu ở trên. Cách khác là ghi nhận những cử chỉ của bạn khi tham gia một buổi hội nghị chuyên đề hay hội thảo. Bạn nhận được thông tin nhiều hơn từ việc đọc bản thông báo hay từ nghe người giới thiệu chương trình?
Những người theo phương thức nghe thích nghe hơn là đọc tài liệu và đôi khi họ mất tập trung vì cố gắng nghe ghi chép một vấn đề trong buổi giới thiệu ghi trên bảng. Họ cũng là những người ghi chép tuyệt vời. Những người học theo phương thức động lực tiến hành tốt những họat động “thực hành” và tương tác giữa các nhóm.
Giả sử bạn vừa mua được một vỉ thịt cừu nướng, gồm 35 miếng riêng biệt, kèm theo là một cuốn sách nhỏ gồm 20 trang giúp bạn bày biện. Bạn sẽ tiến hành công việc này như thế nào? Liệu bạn có hiểu được tất cả những điều đã được đọc trong cuốn sách hay phải đợi có hình minh họa thì mới lắp đước các miếng với nhau? Hay bạn làm hỏng, nhưng khi đọc nhưng hướng dẫn, bạn đã thực hiện được thành công?
Nếu bạn bắt đầu làm việc bằng cách chuyển động cơ thể, bạn có thể là một người học động lực. Nếu bạn cảm thấy dễ hiểu những hướng dẫn đọc được, bạn có khả năng là người học theo phương thức nhìn. Nếu bạn không thể bắt đầu từ những hướng dẫn hay hình vẽ, nhưng khi bạn gọi đồng nghiệp hoặc ai đó nói cho bạn cách sắp xếp chúng lại với nhau, bạn cảm thấy dễ hiểu, thì bạn có thể là người học theo phương thức nghe.
Nhiều đặc điểm khác cũng là những manh mối để xác định phương thức học tập. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn nhận được phương thức học tập tốt nhất của bạn.
Đặc điểm của người học theo phương thức “nhìn”:
• Nhớ những gì được nhìn hơn những gì được nghe.
• Ghi nhớ bằng cách liên tưởng tới những gì nhìn thấy.
• Thường không bị mất tập trung bởi tiếng ồn.
• Thường ghi nhớ kém những hướng dẫn bằng lời nói nếu họ không ghi chép, hay yêu cầu mọi người nhắc lại.
• Là người đọc nhanh và giỏi.
• Thích đọc hơn là người khác đọc cho nghe.
• Cần một mục tiêu và quan điểm tổng thể và thường thận trọng cho đến khi nào đã rõ ràng về một vấn đề hay một dự án.
• Quên chuyển những thông điệp bằng lời nói tới những người khác.
• Thích nghệ thuật thị giác hơn âm nhạc.
Đặc điểm của người học theo phương thức “nghe”
• Tự nói với mình sau khi làm việc.
• Dễ mất tập trung bởi tiếng ồn.
• Thích đọc to và thích nghe.
• Có thể nhắc lại và bắt chước cường độ và âm điệu giọng nói của người khác.
• Không thích viết lách, nhưng thích kể chuyện.
• Thích âm nhạc hơn nghệ thuật thị giác.
• Học tập bằng cách nghe và ghi nhớ những gì đã thảo luận nhiều hơn là nhớ những gì đã quan sát.
Đặc điểm của những người học theo phương thức “động lực”
• Nói chậm.
• Thích các cuộc thi.
• Thường chạm nhẹ vào mọi người để gây sự chú ý của họ.
• Đứng gần mọi người khi nói chuyện.
• Có xu hướng vận động cơ thể và họat động nhiều.
• Học bằng các thao tác và hành động.
• Ghi nhớ bằng cách đi bộ và quan sát.
• Phát triển phần cơ rất sớm.
• Sử dụng cử chỉ, điệu bộ nhiều.
• Không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.
• Thích đọc những cuốn sách có cốt truyện ly kỳ.
• Thích những trò chơi.
Có thể bạn biết một người khi còn học phổ thông học rất xuất sắc, nhưng khi học đến cao đẳng thì lại học kém, thậm chí còn bị đúp. Điều này thường xảy ra với nhiều người, hầu hết trong số họ đều không hiểu tại sao mình lại kém cỏi đến vậy. Nguyên nhân là ở chỗ, có thể những bất đồng giữa những phương thức học tập ưa thích của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Hiện tượng này là đặc biệt phổ biến ở giai đoạn chuyển tiếp từ phổ thông trung học lên cao đẳng, bởi phương pháp giảng dạy được chuyển từ nhìn sang nghe. Do vậy, một bộ phận không nhỏ những người học tập theo phương pháp nhìn bỗng thấy mình không thể tiếp thu được như trước đây.
Có thể đoán được phương thức học tập của người khác dễ dàng thông qua nhận biết các từ họ sử dụng khi giao tiếp. Những từ này được gọi là chủ từ hay “từ xử lý”. Khi bộ não tiếp nhận một tình huống, nó sẽ xử lý bằng phương thức mà người tiếp nhận ưa thích, các từ và cụm từ được sử dụng thường phản ánh phương thức học tập của riêng người đó.
Khi bạn xác định được các chủ từ người khác sử dụng, bạn có thể chọn nó khi giao tiếp với người đó. Bên cạnh đó, việc sử dụng những chủ từ cũng giúp bạn điều chỉnh phù hợp với tốc độ âm thanh của người mình đang tiếp xúc. Người theo phương thức “nhìn” nói nhanh, người theo phương thức “nghe” nói tốc độ vừa phải, người theo phương thức “động lực” nói chậm.
Bạn có thể sử dụng một bí quyết nhỏ khi nói chuyện điện thọai. Nếu bạn nói chuyện với người theo phương thức “nhìn”, hãy đứng dậy, tư thế đó sẽ giúp bạn tự động nói nhanh hơn. Nếu bạn nói với người theo phương thức “động lực”, hãy ngồi xuống và kê cao chân lên, bạn sẽ nói chậm hơn. Phương thức của bạn phù hợp với người khác sẽ là cách tốt nhất để bạn tạo sự hoà hợp và không khí hiểu biết lẫn nhau.
Dưới đây là danh sách các từ ám hiệu thường gặp trong các phương thức:
Phương thức “nhìn”: Hiện ra trước mắt tôi. Tầm nhìn xa. Nhìn thoáng qua. Rõ ràng. Trông có vẻ như. Tưởng tượng.
Phương thức “nghe”: Cả hai tai. Sẵn sàng. Nghe giọng nói. To và rõ ràng.
Phương thức “động lực”: Có xu thế về. Giữ lấy nó
Nhận biết được phương thức học tập ưa thích của người khác là rất quan trọng. Nó giúp bạn thể hiện mình hiệu quả nhất. Nếu bạn biết ông chủ của mình là người theo phương thức “nhìn”, bạn sẽ được chú ý đến nếu biết sử dụng những tài liệu đòi hỏi trực giác khi trình bày với ông.
Link : http://me.zing.vn/apps/blog?params=cuthao78/blog/detail/id/610059838
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét